Danh sách bài viết

Cách tích điểm hoạt động ngoại khóa cho hồ sơ du học Mỹ

Cập nhật: 25/10/2023

Bà Trần Phương Hoa, sáng lập viên và Giám đốc Tổ chức giáo dục Summit, thành viên Hiệp hội tư vấn Du học quốc tế, đã có 15 năm kinh nghiệm làm cố vấn cho những học sinh, sinh viên đặt mục tiêu du học Mỹ. Ngoài điểm số và các chứng chỉ học thuật, bà Hoa cho rằng việc xây dựng các hoạt động ngoại khóa cũng đóng vai trò quan trọng trong bộ hồ sơ.

Tại Việt Nam, khi xét tuyển đại học, các trường thường không đưa ra tiêu chí về thành tích ngoại khóa. Do đó, nhiều phụ huynh và học sinh lúng túng khi làm hồ sơ du học Mỹ, không biết hoạt động nào được và không được tính là ngoại khóa. Bà Hoa từng gặp nhiều người hiểu lầm rằng chỉ các hoạt động từ thiện, năng khiếu mới là ngoại khóa.

Chuyên gia tư vấn này cho rằng khái niệm hoạt động ngoại khóa cần được hiểu theo nghĩa rộng và đa dạng hơn. Nó bao gồm mọi hoạt động học sinh tham gia ngoài chương trình học tập bắt buộc, từ các sự kiện tại câu lạc bộ, nghiên cứu, khóa học, dự án xã hội đến việc giữ các chức vụ trong lớp, trường hay sở thích thể thao. "Nhiều người nghĩ phải sinh hoạt trong những tổ chức cấp giấy chứng nhận mới được coi là hoạt động ngoại khóa. Điều này không đúng. Ngay cả sở thích nấu nướng, làm đồ handmade, viết vlog... cũng được tính nếu học sinh dành nhiều tâm huyết", bà Hoa nói.

Nhiều học sinh lo lắng vì tại trường học, địa phương các em không có nhiều hoạt động. Bà Hoa gợi ý học sinh có thể kết nối với những bạn khác cũng muốn du học, đăng ký các vị trí thiết kế, viết bài truyền thông, lên ý tưởng, dịch thuật cho các dự án nhận tình nguyện viên làm việc online. Các em nên tận dụng thời gian nghỉ hè, chọn một số hoạt động hoặc trại hè trong và ngoài nước để tham gia trực tiếp nếu có điều kiện. Học sinh cũng có thể kêu gọi bạn bè cùng sở thích thành lập câu lạc bộ hoặc các dự án nhỏ, thiết thực với trường và địa phương.

Bà Trần Phương Hoa, sáng lập viên và Giám đốc tổ chức giáo dục Summit, thành viên Hiệp hội tư vấn Du học quốc tế. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bà Trần Phương Hoa, sáng lập viên và Giám đốc tổ chức giáo dục Summit, thành viên Hiệp hội tư vấn Du học quốc tế. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Từ kinh nghiệm làm tư vấn nhiều năm, bà Hoa cho biết không có nguyên tắc cụ thể để so sánh giá trị giữa những việc mà học sinh tham gia. Tuy nhiên, thông thường, những hoạt động thể hiện được tính chủ động của các em được đánh giá cao hơn. Chẳng hạn, thay vì chỉ là thành viên, nếu em đó có thể khởi xướng, thành lập và lãnh đạo một dự án hay câu lạc bộ, hồ sơ sẽ mạnh hơn rất nhiều.

Cùng với đó, hội đồng tuyển sinh sẽ xét tới kết quả, kỹ năng học có được, mức độ ảnh hưởng của hoạt động đó tới cộng đồng. Ví dụ, một dự án được nhiều người tham gia, gây quỹ thành công và giúp đỡ được nhiều người sẽ tạo dấu ấn tốt so với hoạt động tương tự nhưng phạm vi tác động nhỏ hơn (như tặng quà trong một ngày tại một địa điểm, huy động ít thành viên).

Ngoài hai yếu tố trên, giám khảo còn xem bao nhiêu trong số những hoạt động ứng viên tham gia liên quan đến lĩnh vực các em muốn theo học. Nếu nhiều, việc này sẽ giúp các em dễ dàng vượt qua những câu hỏi như "Tại sao bạn muốn vào trường chúng tôi?", "Tại sao bạn muốn theo ngành này?". "Một khi đã có hoạt động, các em dễ dàng chứng minh mình thực sự thích lĩnh vực này và đã có sự tìm hiểu, đầu tư thời gian cho nó", bà Hoa nói.

Trường hợp học sinh chưa biết mình thích gì, chuyên gia khuyên các em nên căn cứ vào khả năng, tính cách của bản thân, từ đó xác định các hoạt động sẽ tập trung theo nhóm lĩnh vực lớn, chẳng hạn khoa học, giáo dục, môi trường, y tế, văn hóa nghệ thuật, bình đẳng giới, hỗ trợ các cộng đồng yếu thế.

Trong hồ sơ du học Mỹ, các trường thường để 10 chỗ trống cho học sinh kê khai hoạt động ngoại khóa với các câu hỏi rất chi tiết như bạn đã làm gì, với cơ quan hay tổ chức nào, trong bao giờ một tuần, bao tuần một năm, trong năm học lớp mấy... Bà Hoa đánh giá, ứng viên cần ưu tiên liệt kê những hoạt động tham gia trong thời gian tương đối dài, giữ chức vụ quan trọng, liên quan đến ngành học và mô tả kết quả cụ thể.

Việc kê khai toàn bộ 10 hoạt động cùng loại hoặc đều liên quan đến ngành học không được khuyến khích vì sẽ khiến ứng viên trở nên một màu, không toàn diện. Ngược lại, các em cũng không nên liệt kê 10 hoạt động ở 10 lĩnh vực khác nhau. Giám khảo sẽ không biết ứng viên thực sự thích gì và định hướng tương lai thế nào. Theo bà Hoa, ứng viên nên cân đối, chọn hoạt động một cách chiến lược để hội đồng tuyển sinh hiểu những điểm mấu chốt, nổi bật của các em dù chỉ lướt qua hồ sơ.

Ngoài ra, bà Hoa nhấn mạnh việc học sinh cần kê khai trung thực những thông tin về hoạt động ngoại khóa. Trước đây, một học sinh cố tình viết mình giữ chức vụ lớn trong các sự kiện, dự án dù chỉ là thành viên thông thường. Em này đã nhận được thư trúng tuyển nhưng sau khi bị phản ánh về việc cung cấp thông tin sai lệch, hội đồng tuyển sinh đã rút lại thư mời. "Không phải lúc nào các trường cũng kiểm tra toàn bộ những gì ứng viên kê khai nhưng vẫn có thể nghi ngờ và phát hiện thông qua buổi phỏng vấn hoặc sự bất hợp lý trong hồ sơ", bà nói.

Hoạt động ngoại khóa chỉ là một phần của bộ hồ sơ du học Mỹ. Khi xét tuyển, các đại học vẫn dành 70-80% sự quan tâm cho điểm số và các tiêu chí học thuật. Do đó, bà Hoa cho rằng không thể nói những em ít hoạt động sẽ không có cơ hội du học Mỹ.

Tuy nhiên, với các trường đại học danh giá, khi nhận được quá nhiều hồ sơ của các ứng viên có thành tích học tập "khủng" ngang nhau, họ sẽ cân nhắc kỹ các hoạt động ngoại khóa và tính cách, tiềm năng của các em để chọn người phù hợp nhất. Để tăng tính cạnh tranh cho bộ hồ sơ của mình khi nộp vào các trường top đầu, học sinh vẫn nên đầu tư thời gian, tâm sức vào hoạt động ngoại khóa.

Thanh Hằng


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...