Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT BC Lê Lợi

Cập nhật: 05/07/2020

1.

Theo quan niệm của Hindu giáo, Liga là biểu tượng của: 

A:

Không của thần nào

B:

Thần Brahma

C:

Thần Siva 

D:

Thần Vishnu 

Đáp án: C

2.

Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và điều kiện để

A:

giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới

B:

Mĩ và Liên Xô có điều kiện phát triển kinh tế để cạnh tranh với Tây Âu

C:

Mĩ và Liên Xô có điều kiện phát triển kinh tế để cạnh tranh với Tây Âu

D:

Mĩ tiếp tục vươn lên vị trí siêu cường, thiết lập trật tự thế giới đơn cực

Đáp án: A

3.

Vì sao Nhật Bản và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trở thành đồng minh chiến lược của
nhau?

A:

Vì lợi ích quốc gia của cả hai nước.

B:

Vì Nhật Bản đòi Mĩ phải bồi thường chiến tranh.

C:

Vì Mĩ muốn xoa dịu nỗi đau ở Nhật sau khi Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật

D:

Vì cần liên minh với nhau để chống các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: A

4.

Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?

A:

Lí luận Mác - Lênin.

B:

Lí luận đấu tranh giai cấp.

C:

Lí luận cách mạng vô sản

D:

Lí luận giải phóng dân tộc.

Đáp án: D

- 11/1924 tại Quảng Châu, Nguyễn Ai Quốc mở lớp  huấn luyện, đào tạo thanh niên thành các chiến sĩ cách mạng, bí mật đưa về nước “truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”, gửi người  học tại trường Đại học phương Đông ở Mát xcơ va ( Liên Xô ), và trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) .

-2-1925 chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn.(Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng phong , Lưu Quốc Long, Lâm Đức Thụ…)

-  6/1925, lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm “tổ chức và lãnh đạo quần  chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc  chủ nghĩa Pháp và tay sai để  tự cứu lấy mình”.

 

5.

Sự kiện nào dưới đây không thuộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930

A:

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

B:

Cách mạng Việt Nam trước hết làm cách mạng tư sản dân quyền sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa

C:

Lực lượng của cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân

D:

Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Đáp án: C

6.

Ý nào sau đây phản ánh không đúng về nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A:

Ngân sách Đông Dương Pháp thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.

B:

Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế.

C:

Thương nghiệp, trước hết là ngoại thương có bước phát triển mới.

D:

Chỉ trong vòng 6 năm (1925 - 1929), Pháp đầu tư 4 tỉ Phrăng vào Việt Nam.

Đáp án: D

7.

“Phong trào ra đời với bản hiệu triệu hoan nghênh Hiệp định Giơ-nevơ, ủng hộ hiệp thương tuyển cử, được sự hưởng ứng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân”. Đó là phong trào nào?

A:

Chống khủng bố đàn áp của Mĩ-Diệm.

B:

Phong trào đấu tranh của nhân dân các thành phố lớn Huế, Đà Nẵng. 

C:

“Phong trào hòa bình” ở Sài Gòn - Chợ Lớn

D:

Phong trào vì mục tiêu hòa bình của nhân dân các thành phố lớn và các vùng nông thôn.

Đáp án: C

8.

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng miền nam?

A:

Quyết định trực tiếp

B:

Quyết định nhất

C:

Quan trọng nhất

D:

Cơ bản nhất

Đáp án: A

9.

Thế nào là "chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất?

A:

Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thê giới mới.

B:

Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.

C:

Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh" thực hiện "chính sách đu đưa bên miệng hổ chiến tranh"

D:

Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước

Đáp án: C

10.

Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN như thế nào?

A:

Quan hệ hợp tác song phương

B:

Quan hệ đối thoại.

C:

Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.

D:

Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia.

Đáp án: D

11.

Những hành động can thiệp của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương là

A:

 bắt tay với các nước lớn xã hội chủ nghĩa để cô lập ta.

B:

 công nhận chính phủ Bảo Đại, viện trợ cho Pháp.

C:

 đưa quân đội sang chiến trường Đông Dương.

D:

 xây dựng căn cứ quân sự ở Đông Dương.

Đáp án: B

12.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện “Chiến lược toàn cầu” với tham vọng chủ yếu là

A:

làm bá chủ thế giới

B:

đàn áp phong trào cách mạng thế giới

C:

ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa

D:

khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

Đáp án: A

13.

Năm 1975, nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân

A:

Pháp

B:

Anh

C:

Hà Lan

D:

Bồ Đào Nha

Đáp án: D

Phương pháp: sgk Lịch sử 12 trang 36

Cách giải: Năm 1975, nhân dân Môdămbích và Ănggola giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha.

14.

Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là

A:

Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia

B:

Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây

C:

Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin

D:

Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma

Đáp án: C

15.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là “đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng” vì lí do nào dưới đây?

A:

Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp

B:

Do sự chỉ thị của Quốc tế Cộng sản

C:

Giải quyết yêu cầu thực tiễn của xã hội Việt Nam

D:

Chế độ phong kiến và giai cấp tư sản cấu kết với nhau

Đáp án: C

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là: “đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng”. Nhiệm vụ này được để ra xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và đồng thời mâu thuẫn cơ bản nhất là: nhân dân ta với thực dân Pháp.

=> Nhiệm vụ của cách mạng đề ra ở trên nhằm giải quyết yêu cầu thực tiễn của xã hội Việt Nam.

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.