Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Trường THPT Ia Ly

Cập nhật: 05/07/2020

1.

Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa đã đẩy người nông dân Việt Nam đến bước đường cùng là

A:

bắt phu phen, tạp dịch.

B:

đặt ra nhiều thứ thuế vô lí.

C:

tước đoạt ruộng đất.

D:

tăng thuế thân.

Đáp án: C

2.

Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là sản phẩm của

A:

sự đứng đầu trực tiếp Xô - Mĩ

B:

chiến tranh lạnh

C:

mẫu thuẫn giữa hai miền Triều Tiên

D:

sự đứng đầu gián tiếp Xô - Mĩ

Đáp án: B

Phương pháp: sgk 12 trang 19, suy luận.

Cách giải:

Chiến tranh Triều Tiên là một trong những cuộc chiến tranh cục bộ quan trọng thể hiện mâu thuẫn Mĩ và Liên Xô hay nói cách khác là Chiến tranh lạnh từ năm 1947 đến năm 1989. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên được công nhận là quốc gia độc lập có chủ quyền, nhưng tạm thời để quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam. Năm 1948, ở hai miền Nam và Bắc, hai chính quyền được thành lập riêng rẽ là: Đại Hàn Dân Quốc (8-1949), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (9- 1948). Sau ba năm chiến tranh khốc liệt giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên, ngày 27-7-1953, Hiệp định đình chỉ chiến lược giữa hai miền được kí kết những vì tuyến 38 vẫn là ranh giới quân sự giữa hai miền.

3.

Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm quý báu nào từ sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu? 

A:

Không cần thiết phải tiến hành cải tổ trước những biến động của tình hình thế giới. 

B:

Trở thành đồng minh của Mĩ và tăng cường giao lưu hợp tác với các nước về mọi mặt. 

C:

Cần tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế về mọi mặt, nhất là về văn hóa. 

D:

Kiên định con đường Chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 

Đáp án: D

4.

Hành động của đế quốc Mĩ thực hiện ý đồ thâm độc biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới là

A:

 tăng cường viện trợ cho Diệm, đưa cố vấn Mĩ vào miền Nam.

B:

 Mĩ - Diệm bầu cử riêng lẻ, lập nước Việt Nam Cộng hòa.

C:

 ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng.

D:

 lập khối quân sự SEATO, đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của khối này.

Đáp án: B

5.

Chủ trương "vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm 

A:

tăng cường công tác vận động quần chúng. 

B:

phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. 

C:

kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. 

D:

tăng thêm số lượng hội viên, mở rộng tổ chức. 

Đáp án: C

6.

Nội dung Hội nghị nào đã chỉ rõ, sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ Nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

A:

Hội nghị Trung ương Đảng (11–1939).

B:

Hội nghị Trung ương Đảng (5–1941).

C:

Hội nghị Toàn quốc của Đảng (8–1945).

D:

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3–1945).

Đáp án: B

7.

Vì sao Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ trương “vô sản hóa”?

A:

Vì để tăng cường lực lượng cho công nhân.

B:

Vì cần đề cao giai cấp vô sản.

C:

Vì cần giác ngộ cho giai cấp công nhân.

D:

Vì cần tuyên truyền giác ngộ cho công nhân và tạo ra sự chuyển mình về tư tưởng của các hội viên.

Đáp án: D

8.

Ngày 01 – 12 – 1958 Mỹ Diệm đã gây vụ tàn sát nào làm chết hơn 1000 người dân?

A:

Chợ Được.

B:

Hương Điền.

C:

Vĩnh Trinh.

D:

Phú Lợi

Đáp án: D

9.

Mục đích chính trị của kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện là gì?

A:

Lôi kéo và khống chế các nước Tây Âu làm đồng minh chống Liên Xô và các nước XHCN

B:

Giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

C:

Tấn công Liên Xô và Đông Âu từ phía tây.

D:

Chia cắt châu Âu thành hai phe, làm cho châu Âu suy yếu.

Đáp án: A

10.

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào dân tộc dân chủ từ 1919 đến 1925 là 

A:

kinh tế và văn hóa. 

B:

văn hóa và giáo dục 

C:

chính trị và tư tưởng 

D:

kinh tế và chính trị

Đáp án: D

11.

Tận dụng thời cơ nào vào giữa tháng 8 - 1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh và nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc?

A:

Sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước XHCN

B:

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

C:

Các nước Đông Nam Á quyết tâm giành độc lập

D:

Nhật Bản đầu hàng Đồng minh

Đáp án: D

Phương pháp: Sgk 12 trang 25.

Cách giải:

Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh, vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc hoặc đã giải phóng phần lớn lãnh thổ.

12.

Sự kiện nào chứng tỏ chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ?

A:

 Ta giành được chính quyền ở Hà Nội (19.8.1945).

B:

 Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị (30.8.1945).

C:

 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập (2.9.1945).

D:

 Ta giành được chính quyền trong cả nước (28.8.1945).

Đáp án: B

13.

Khẩu hiệu đấu tranh về chính trị của công- nông trong phong trào cách mạng 1930- 1931 là

A:

tăng lương, giảm giờ làm.

B:

giảm sưu, giảm thuế.

C:

"Đả đảo chủ nghĩa đế quốc"! "Đả đảo phong kiến"!. "Thả tù chính trị"!

D:

"Nhà máy về tay thợ thuyền", "Ruông đất về tay dân cày"

Đáp án: C

14.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật đối với nhân dân ta là

A:

Nền kinh tế bị tổn hại nghiêm trọng.

B:

Nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”.

C:

Làm cho gần hai triệu đồng bào ta chết đói.

D:

Đời sống của giai cấp công nhân và nông dân gặp khó khăn cùng cực.

Đáp án: C

Từ những chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật đã đẩy nhân dân ta đến chỗ cùng cực. Hậu quả là cuối năm 1944 - đầu năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào chết đói. Đây là hậu quả nghiệm trọng nhất đối với từ chính sách của Pháp - Nhật đối với nhân dân ta.

15.

Con đường cách mạng Việt nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là:

A:

 Làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

B:

 Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.

C:

 Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.

D:

 Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.