Danh sách bài viết

Chiêm ngưỡng bức ảnh đầu tiên về hiện tượng nhật thực ra đời năm 1851

Cập nhật: 17/07/2020

Bức ảnh đầu tiên chụp về hiện tượng nhật thực toàn phần ra đời cách đây hơn 1 thế kỷ nhưng đã cho thấy trình độ khoa học và kỹ thuật máy ảnh tiên tiến một cách đáng nể.

Đối với nhiều người dân Bắc Mỹ, nhật thực diễn ra vào ngày 21/8/2017 tới đây sẽ là lần nhật thực toàn phần hiếm hoi mà người dân có thể chiêm ngưỡng, chụp ảnh và quan sát toàn cảnh.

Nhật thực toàn phần.
Nhật thực toàn phần.

Tuy vậy ít người biết rằng, từ những năm 1851 khi công nghệ máy ảnh còn thô sơ, con người đã có thể chụp được cảnh tượng nhật thực chân thực không kém, máy ảnh và kính thiên văn bây giờ.

Hinh ảnh dưới đây được chụp từ nhiếp ảnh gia người Đức, Johann Julius Friedrich Berkowski. Ông được coi là người đầu tiên chụp ảnh về hiện tượng nhật thực toàn phần trên thế giới.

Ảnh chụp nhật thực năm 1851.
Ảnh chụp nhật thực năm 1851.

Được biết, Đài thiên văn hoàng gia Đức là tổ chức đã ủy thác cho Berkowski thực hiện bức ảnh này. Tính tới thời điểm đó, chưa một ai có thể chụp được đúngkhoảnh khắc xuất hiện Corona (hào quang phát sáng xung quanh Mặt trời lúc xảy ra hiện tượng nhật thực). Bức ảnh chụp cảnh nhật thực được thực hiện sau khi mặt trời nằm trọn sau bóng của Mặt trăng. Tuy nhiên phải mất tới 84 giây để chụp xong bức ảnh.

Theo một bài viết trên tạp chí Acta Historica Astronomiae, bức ảnh được chụp bằng một chiếc kính thiên văn khúc xạ nhỏ gắn cùng chiếc trực xạ kế Fraunhofer dài 15,8cm.

Kể từ khi bức ảnh chụp nhật thực đầu tiên ra đời từ năm 1851, đã có rất nhiều các nhà thiên văn khác cũng thử nghiệm chụp cảnh nhật thực và nguyệt thực nhiều năm sau đó.

Bức ảnh chụp nhật thực tại Shelbyville, Kentucky, Mỹ vào năm 1869 (Đài quan sát Hàng hải Mỹ)
Bức ảnh chụp nhật thực tại Shelbyville, Kentucky, Mỹ vào năm 1869 (Đài quan sát Hàng hải Mỹ).

Hiện tượng nhật thực vào 24/1/1925
Hiện tượng nhật thực vào 24/1/1925 (Fred Goetz).

Bức ảnh chụp nguyệt thực tại Đan Mạch vào năm 1896
Bức ảnh chụp nguyệt thực tại Đan Mạch vào năm 1896 (Ola J. Joensen).

Nguyệt thực vào khoảng năm 1880
Nguyệt thực vào khoảng năm 1880 (Joseph F. Reiff).

Hai bức ảnh của về hiện tượng nhật thực toàn phần chụp ngày 18/7/1860 tại Rivabellosa
Hai bức ảnh của về hiện tượng nhật thực toàn phần chụp ngày 18/7/1860 tại Rivabellosa, Tây Ban Nha (Warren De la Rue).

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.