Danh sách bài viết

Chọn sách giáo khoa: Băn khoăn 'đứng giữa 3 dòng chảy'

Cập nhật: 28/03/2024

Trong những ngày tháng 3 này, các địa phương tổ chức tập huấn sách giáo khoa (SGK) mới (lớp 5, 9 và 12) cho giáo viên (GV). Bên cạnh đó, các trường cũng tổ chức chọn SGK dùng cho năm học 2024-2025.

Theo quy định mới hiện nay, các tổ bộ môn lấy ý kiến GV giảng dạy để đề nghị với nhà trường chọn bộ SGK. Thực tế vẫn còn nhiều GV, tổ bộ môn lấn cấn, băn khoăn "đứng giữa 3 dòng chảy"- tức 3 bộ Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sốngChân trời sáng tạo.

CHỌN BỘ SÁCH GV DỄ DẠY VÀ HỌC SINH DỄ HỌC

Cách lựa chọn phổ biến của GV hiện nay là bộ sách đã được chọn học các năm trước. Nếu bộ sách A (một trong 3 bộ sách kể trên) được chọn ở lớp 10 và 11 thì nên duy trì với lớp 12. Với cách chọn này, học sinh (HS) sẽ sử dụng sách đồng bộ trong quá trình học, tránh chồng chéo, trùng lặp nội dung, bài học giữa các khối lớp.

Chọn sách giáo khoa: Băn khoăn 'đứng giữa 3 dòng chảy'- Ảnh 1.

BÍCH THANH

Chẳng hạn, văn bản Tôi có một giấc mơ của Martin Luther King nằm trong sách Ngữ văn lớp 10 bộ Chân trời sáng tạo, nhưng bộ Kết nối tri thức với cuộc sống thì đưa vào lớp 11. Hay bài thơ Tây tiến (Quang Dũng) ở lớp 10 trong bộ Chân trời sáng tạo, còn bộ Cánh diều thì học ở lớp 12.

Xu hướng thứ hai là chọn bộ SGK mà GV dễ dạy và HS dễ học. Sau 2 năm giảng dạy sách lớp 10 và 11, nhiều thầy cô đã có đủ thời gian quan sát, đánh giá bộ sách nào phù hợp với lớp 12. Vì thế, các tổ bộ môn, nếu cần, sẵn sàng chọn bộ sách mới để sử dụng cho trường mình dù 1, 2 năm trước đã dạy bộ sách khác. GV chấp nhận mất thời gian soạn giáo án mới để dạy theo bộ sách chọn mới.

TINH THẦN MỞ CỦA "MỘT CHƯƠNG TRÌNH, NHIỀU BỘ SGK"

GV băn khoăn trong việc chọn sách cho thấy tình hình chung của nhà trường hiện nay là chưa phát huy hết mặt tích cực, tinh thần mở "một chương trình, nhiều bộ SGK" của Chương trình GDPT 2018.

GV vẫn có thể chọn cùng lúc nhiều bộ sách để giảng dạy. Lấy yêu cầu cần đạt của từng bài học/chủ đề làm thước đo chung. Thầy cô có thể chọn phần hay của bộ sách này và lược bỏ phần cảm thấy không phù hợp của bộ sách kia.

Trong những buổi tập huấn sử dụng SGK ngữ văn, các tác giả nêu quan điểm rõ ràng: Ngoài tác phẩm bắt buộc phải được học, thầy cô có thể tự lựa chọn văn bản; những bước bài dạy cần linh hoạt, không nên cứng nhắc; thậm chí các câu hỏi trong SGK cũng có thể thay đổi, thêm bớt, miễn sao đáp ứng yêu cầu cần đạt là được.

Nếu áp dụng được như thế thì các trường sẽ giảm bớt nặng nề trong chọn lựa SGK, thậm chí hướng đến tự chủ xây dựng tài liệu giảng dạy riêng trên cơ sở chương trình chung và nhiều bộ SGK hiện hành. 

Nên chọn theo phương án nào ?

Từ năm học 2024-2025 trở đi, các trường sẽ được tự chọn SGK chương trình phổ thông mới để giảng dạy cho phù hợp với HS, GV.

Tuy nhiên, nhiều thầy cô cũng còn băn khoăn là việc được giao quyền chọn sách cho trường sẽ có ít nhất 3 phương án: chọn một bộ/khối lớp; chọn hai bộ/khối lớp; chọn tất cả các môn học cùng chung một bộ…

Những băn khoăn đặt ra là có nên chọn tất cả các môn học cùng chung một bộ hay chọn một bộ chung cho các khối lớp? Về nguyên tắc, việc lựa chọn SGK không nhất thiết phải theo bộ mà có thể chọn theo từng môn học, hoạt động giáo dục. Bộ GD-ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học thì tất cả SGK cũng đã đáp ứng yêu cầu của chương trình mới được phê duyệt.

Nhiều trường có xu hướng chọn một bộ sách cho tất cả các môn học để thuận lợi cho cả người dạy và người học. Qua thực tế giảng dạy, nhiều GV cho hay nếu các môn học chọn chung một bộ sách, năm trước học bộ sách nào, năm sau cũng chọn bộ sách ấy thì kiến thức sẽ được trình bày một cách liên tục, liền mạch, kết nối hợp lý, khoa học, logic và HS không phải lo sợ đứt gãy kiến thức do mỗi năm học một bộ sách khác nhau vì mỗi bộ sách có cách bố cục trình bày nội dung, sắp xếp phân chia kiến thức khác nhau.

Nguyễn Văn Lực (Giáo viên H.Diên Khánh, Khánh Hòa)


Nguồn: / Theo Thanhnien

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?