Danh sách bài viết

Chuyên gia bàn về xây dựng nhân lực cho tương lai

Cập nhật: 08/06/2022

Cơ sở giáo dục cần trang bị cho sinh viên tư duy mở, kỹ năng xã hội - cảm xúc… để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường, theo các chuyên gia.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh - Chủ tịch Quỹ Hòa bình, Phát triển TP HCM, ông Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Văn Lang cùng nhiều diễn giả khác đã chia sẻ quan điểm về thị trường lao động, kỹ năng làm việc... tại buổi tọa đàm do Trường Đại học Văn Lang tổ chức, thuộc khuôn khổ sự kiện Công bố Nhận diện thương hiệu mới.

Theo các chuyên gia, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và toàn cầu hóa tạo ra nhiều thay đổi trong thị trường lao động. Thống kê của McKinsey (2018) chỉ ra, 80% doanh nghiệp Đông Nam Á có nhu cầu cải thiện kỹ năng cho nhân sự để đáp ứng yêu cầu xã hội và tồn tại. Vì vậy, sinh viên cũng cần được trang bị tư duy bậc cao, kỹ năng xã hội và trí tuệ cảm xúc để nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Bà Tú Quyên - Giám đốc điều hành Microsoft Việt Nam nhận định, Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn cách mọi người sống và làm việc, đồng thời, buộc các tổ chức, doanh nghiệp phải chuyển đổi số trong vòng hai tháng thay vì hai năm như trước kia. Môi trường kinh doanh cũng thay đổi từ tương tác vật lý sang tương tác thông qua công nghệ.

Các diễn giả tại sự kiện công bố nhận diện thương hiệu của trường Đại học Văn Lang. Ảnh: Đại học Văn Lang

Đồng quan điểm, bà Huỳnh Thị Xuân Liên - thành viên Hội đồng quản trị PNJ cho biết, trong bối cảnh này, nhiều thứ trở nên lỗi thời nhanh chóng, ngay khi mới xuất hiện. Do đó, người lao động cần có tư duy mở để học hỏi điều mới, chọn lọc kiến thức hay kỹ năng ứng dụng thực tế hiệu quả.

"Tuy nhiên, những yếu tố này là chưa đủ. Kỹ năng quan sát những điều xảy ra xung quanh cũng cần thiết không kém. Chúng ta cần linh động với thời cuộc để nhanh chóng xoay chuyển tình thế", bà nhấn mạnh.

Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh - Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP HCM, để ứng phó kịp thời trước những thay đổi này, kỹ năng tư duy phức tạp, kỹ năng xã hội - cảm xúc và công nghệ đều quan trọng.

Trong đó, tư duy phức tạp giúp người học xác định những dữ liệu mang tính "chìa khóa", nhân tố hệ thống. Kỹ năng xã hội và cảm xúc có tính hệ thống tương tác liên hoàn giữa các chiều kích; bởi động lực hành động không chỉ bó hẹp vào lý trí, lợi ích bản thân. Cuối cùng, kỹ năng công nghệ là hành trang để người trẻ làm chủ những thiết bị, công cụ hiện đại.

Đại học Văn Lang cơ sở ba. Ảnh: Đại học Văn Lang

Ở góc nhìn đào tạo thế hệ trẻ, ông Cao Trí - Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Văn Lang khẳng định học sinh, sinh viên Việt Nam còn nhiều hạn chế trong quá trình tích lũy kỹ năng như tiếp cận mọi thứ một cách đơn lẻ, thiếu đi tính đa chiều; giải quyết vấn đề tổng thể bằng tư duy cục bộ; chưa đủ năng lực phân tích, dự đoán tương lai...

Đây cũng là lý do Trường Đại học Văn Lang quyết định theo đuổi định hướng mới nhằm bắt kịp nhu cầu nhân lực thời toàn cầu hóa. Tại sự kiện, đơn vị công bố bộ nhận diện thương hiệu và chia sẻ mục tiêu "trở thành trường đại học Việt Nam chuẩn quốc tế".

Theo đó, giáo viên, giảng viên phải thay đổi cách tiếp cận vấn đề, giảng dạy với học sinh, sinh viên. Thay vì truyền tải kiến thức, đội ngũ hướng tới giúp học sinh, sinh viên phát triển năng lực nền tảng; truyền cảm hứng khám phá; chú trọng học sâu và hướng đến giải quyết các vấn đề tồn đọng của xã hội.

"Chúng tôi xây dựng lộ trình cho từng năm để đến 2030, Đại học Văn Lang trở thành một trong những đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất châu Á", ông nói thêm.

Lộ trình này bắt đầu từ trước khi Đại học Văn Lang thay đổi bộ nhận diện. Tới nay, trường đã phát triển chương trình học đối sánh với các trường đại học top 100-200 thế giới, đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc tế. Sinh viên tại đây có thể học kỹ năng mềm tương ứng với bộ kỹ năng thế kỷ 21.

Đồng thời, Trường đại học Văn Lang thành lập Viện Ngôn ngữ với sứ mệnh nâng chuẩn tiếng Anh đầu ra cho sinh viên với yêu cầu tương đương IELTS 6.0. Ngoài ra, trường có Trung tâm phát triển năng lực sinh viên nhằm phát triển các kiến thức, kỹ năng cần thiết bên cạnh chuyên môn.

Sinh viên Đại học Văn Lang học thực hành với thiết bị hiện đại. Ảnh: Đại học Văn Lang

Ông Cao Trí chia sẻ thêm, đến năm 2022, Đại học Văn Lang đã có 30 chương trình liên kết quốc tế và tiếp tục mở rộng hợp tác, đưa các chương trình đào tạo 100% từ các trường đại học hàng đầu thế giới về giảng dạy.

Đồng thời, trường tổ chức hơn 700 sự kiện hoạt động văn hóa nghệ thuật xã hội mỗi năm và nhiều dự án phục vụ cộng đồng theo mô hình học tập service-learning, giáo dục thể chất... để đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên.

"Chúng tôi cũng đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ cho học tập và các hoạt động nghiên cứu, từ đó, thu hút các hoạt động giao lưu học thuật, nghiên cứu viên hàng đầu", ông Nguyễn Cao Trí nói thêm.

Nguồn: Vnexpress / Thiên Minh

Tags : giáo dục  sinh viên 

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...