Danh sách bài viết

Chuyện về người phụ nữ đầu tiên đặt thương hiệu hình ảnh lên bao bì sản phẩm

Cập nhật: 21/09/2020

Các công ty thường dùng nhiều phương cách để quảng bá sản phẩm của mình và sử dụng hình ảnh chân dung của chính chủ doanh nghiệp là một trong bí kíp thành công.

Nhưng mấy ai biết rằng, để có thể bảo vệ nó đến cùng "cha đẻ" của ý tưởng này đã trải qua không ít đắng cay.

Quyết định mang tính đột phá

Có thể nói, dược sĩ Lydia Estes Pinkham là người đầu tiên đặt thương hiệu hình ảnh lên bao bì sản phẩm.

Phải mất rất nhiều năm, Pinkham mới có thể sáng chế ra một hỗn hợp chiết xuất từ thảo dược, rượu cồn có công dụng thần kỳ giúp giảm cơn đau co thắt trong kỳ kinh nguyệt và mãn kinh.

Chân dung Lydia E.Pinkham. (1819 - 1883).
Chân dung Lydia E.Pinkham. (1819 - 1883).

Ngay từ khi ra đời, phương thuốc đã nhanh chóng trở thành mặt hàng bán chạy, mang lại lợi nhuận dồi dào cho gia đình bà.

Với mong muốn mở rộng phạm vi kinh doanh, gia đình Pinkham đã quyết định in bức tranh chân dung của Lydia lên sản phẩm. Họ hi vọng rằng "đứa con thai nghén" bấy lâu này sẽ có một diện mạo gần gũi và thân thuộc hơn với người sử dụng.

Và tới năm 1879, quyết định đó đã hóa thành hiện thực. Vào thế kỷ 19, đây không chỉ là một ý tưởng mới lạ của riêng công ty mà còn "có 1-0-2" trên toàn thế giới.

Bức chân dung của bà Lydia nhanh chóng xuất hiện ở nhiều hiệu thuốc, trên quảng cáo, báo chí và thậm chí thâm nhập vào nhà của những người dân.

Cùng với đó một bài báo có nhan đề "Sẽ không lâu nữa nhiều bức tường của các gia đình sẽ được trang trí bởi hình ảnh của người vận động cho sức khoẻ của phụ nữ-Lydia người con của Massachsetts" nổi lên giữa dư luận.

Hình ảnh trên bao bì sản phẩm của bà khi áp dụng chiến thuật tiếp thị mới và bị mọi người châm biếm.
Hình ảnh trên bao bì sản phẩm của bà khi áp dụng chiến thuật tiếp thị mới và bị mọi người châm biếm.

Những sóng gió dư luận ập đến với gia đình Pinkham

Ngay lập tức, bài báo đã nhận được những phản hồi hai chiều. Có ý kiến cho rằng, bức chân dung không có sinh khí và Lydia không mang dáng vẻ quý phái như một quý bà.

Đáng lo ngại hơn cả, một vài tờ báo gây nhầm lẫn bằng việc sử dụng chân dung Lydia thay vì hình ảnh của người phụ nữ nổi tiếng khác như Susan B. Anthony cùng phu nhân các tổng thổng.

Một trang từ Tập sách Công thức của Lydia Pinkham minh họa một số chiến lược tiếp thị khác của công ty.
Một trang từ Tập sách Công thức của Lydia Pinkham minh họa một số chiến lược tiếp thị khác của công ty.

Một số người thay vì viết thư mô tả triệu chứng thì họ gửi bức thư yêu cầu Lydia thay đổi kiểu tóc và phàn nàn về việc sử dụng hình ảnh đang mỉm cười trên sản phẩm của bà.

Vào những năm 80 của thế kỷ 19, dàn hợp xướng nổi tiếng tại một trường cao đẳng đã chế giễu Lydia trong một bài hát của mình: "Có một khuôn mặt ám ảnh tôi, đôi mắt tôi luôn gặp - khi tôi đọc báo buổi sáng, khi tôi đi trên con phố đông đúc".

Thành quả kinh doanh khi sử dụng chiến lược độc đáo

Tuy nhiên, không vì những lời phê bình chỉ trích này mà lượng thuốc bán ra sụt giảm.

Hiệu quả của phương thức quảng bá bằng hình ảnh chân dung đã đem lại nguồn thu nhập "khủng" cho công ty gia đình Pinkham gần $300.000 mỗi năm.

Một hình ảnh quảng cáo về sản phẩm của bà được treo trên bờ sông Đông cuối những năm 1800.
Một hình ảnh quảng cáo về sản phẩm của bà được treo trên bờ sông Đông cuối những năm 1800.

Và bà Lydia đã trở thành người phụ nữ nổi tiếng nhất nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19 do Tạp chí LIFE công nhận.

Châm ngôn sâu sắc của người phụ nữ "kiên định" với ý tưởng của mình

Mặc dù duy trì thiết kế đơn giản qua rất nhiều thập kỉ, bức chân dung đã trở thành một biểu tượng giúp truyền cảm hứng và có giá trị vượt thời gian: "Đừng bao giờ bận tâm đến những kẻ đố kỵ".

Hay hiểu đơn giản, bạn hãy vạch ra định hướng của riêng mình và kiên trì đến cùng sẽ có thể đem lại thành công vượt ngoài mong đợi.

Bức hình quảng cáo với dòng tiêu đề (A baby in the Home) kèm với hình ảnh trên bao bì sản phẩm (1926).
Bức hình quảng cáo với dòng tiêu đề (A baby in the Home) kèm với hình ảnh trên bao bì sản phẩm (1926).

Ngày nay, chúng ta vẫn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm của bà Lydia trên thị trường với mức giá khoảng $19 và một trong những thị trường có mặt hàng này chính là trang mạng mua sắm trực tuyến Amazon.

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: / 0

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.