Danh sách bài viết

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Cập nhật: 04/04/2024

Thuở hồng hoang, khi con người bắt đầu đứng thẳng, “Cái nôi của nhân loại” ở châu Phi có khí hậu hoàn hảo, khiến tổ tiên của chúng ta không cần phải mặc đồ để giữ ấm cho cơ thể, cùng lúc cũng chẳng cần lớp lông dày như nhiều loài động vật khác. Nhưng để chinh phục những vùng đất mới, từ châu Âu đến châu Á, cũng đã có lúc tổ tiên chúng ta phải lấy những tấm da lột từ những con mồi họ săn được, đắp lên người để giữ ấm cơ thể.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước. Một vài bằng chứng khác thì được tìm thấy ở Schöningen, Đức, liên quan tới lời người Homo heidelbergensis. Ở Đức, những bằng chứng khảo cổ cho thấy ít nhất là từ 400 nghìn năm trước, loài người đứng thẳng đã biết cách xử lý những tấm da để biến chúng thành đồ mặc lên người.

Đến kỷ nguyên người Neanderthals, niên đại cách đây khoảng 400.000 năm trước, cho tới khoảng 40.000 năm trước, các nhà khảo cổ phát hiện ra kết cấu cơ trên cẳng tay và bắp tay của người Neanderthal cho thấy họ thường xuyên phải thực hiện những động tác như khoác tấm da lên người. Bất chấp việc có cơ thể thích nghi tốt hơn với cái lạnh so với người hiện đại (Homo sapiens), một nghiên cứu vào năm 2012 chứng minh rằng người Neanderthals đã phải che chắn tới 80 phần trăm diện tích cơ thể để sống sót qua những mùa đông khắc nghiệt.

Giờ này chúng ta đến mùa đông phải mặc đồ che 90 phần trăm diện tích cơ thể, thậm chí mặc nhiều lớp quần áo để giữ ấm. Và bản thân việc loài người dùng quần áo cũng được suy luận từ việc, một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy rận bám trên quần áo đã đột biến từ loài chấy sống trên tóc người từ khoảng 170.000 năm về trước. Con số này, nếu suy luận ra, cũng đồng nghĩa với thời điểm đầu tiên con người mặc quần áo từ những chất liệu khác nhau, chứ không chỉ là những tấm da mặc trên người để giữ ấm cơ thể.

Cụ thể hơn, theo Wikipedia, Ralf Kittler, Manfred Kayser và Mark Stoneking, các nhà nhân chủng học tại Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck, đã tiến hành phân tích gen của chấy trên cơ thể người cho thấy quần áo có nguồn gốc từ khoảng 170.000 năm trước. Rận trên cơ thể là một dấu hiệu của việc mặc quần áo, vì hầu hết con người có lông trên cơ thể thưa thớt, và do đó chấy cần quần áo của con người để tồn tại. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng việc phát minh ra quần áo có thể trùng hợp với cuộc di cư lên phía bắc của người Homo sapiens hiện đại khỏi vùng khí hậu ấm áp của châu Phi, được cho là bắt đầu từ 50.000 đến 100.000 năm trước. Tuy nhiên, nhóm nhà nghiên cứu thứ hai sử dụng các phương pháp di truyền tương tự ước tính rằng quần áo có nguồn gốc cách đây khoảng 540.000 năm.

Theo các nhà khảo cổ học và nhân chủng học, trang phục sớm nhất có thể bao gồm lông thú, da, lá cây hoặc cỏ được phủ lên, quấn hoặc buộc quanh người. Kiến thức về quần áo như vậy vẫn còn suy luận, vì chất liệu quần áo nhanh chóng xuống cấp so với đồ tạo tác bằng đá, xương, vỏ và kim loại. Các nhà khảo cổ học đã xác định được những chiếc kim khâu bằng xương và ngà voi rất sớm từ khoảng 30.000 năm trước Công nguyên, được tìm thấy gần Kostenki, Nga vào năm 1988. Sợi lanh nhuộm có thể được sử dụng trong quần áo đã được tìm thấy trong một hang động thời tiền sử ở Cộng hòa Georgia có niên đại từ 34.000 năm trước Công nguyên.

Một vài bằng chứng khảo cổ khác thì cho thấy, từ khoảng 40 nghìn năm về trước, con người đã biết dùng kim khâu tạo ra từ xương và đá để ghép các miếng da lại cho vừa vặn với người, giúp việc giữ ấm cơ thể hiệu quả hơn.


Nguồn: /

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.