Danh sách bài viết

Công nghiệp CNTT góp hơn 70% doanh thu toàn ngành TT&TT năm 2016

Cập nhật: 21/09/2020

Thông tin từ Bộ TT&TT cho hay, năm 2016 tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực Công nghiệp CNTT ước đạt 939.400 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2015 và đóng góp khoảng 70,22% vào tổng doanh thu toàn ngành năm nay.
 
Công nghiệp CNTT góp hơn 70% doanh thu toàn ngành TT&TT năm 2016
Theo báo cáo tổng kết năm 2016 vừa Bộ TT&TT,  năm 2016 công  nghiệp CNTT tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực Công nghiệp CNTT ước đạt 939.400 tỷ đồng, ước tăng khoảng 10% so với năm ngoái (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 vừa được Bộ  TT&TT đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ tại địa chỉ: mic.gov.vn. Theo kế hoạch, hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Bộ TT&TT sẽ được tổ chức vào sáng mai, ngày 23/12/2016.

Đánh giá về kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực CNTT, Bộ TT&TT cho biết, trong năm 2016 Bộ đã tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thường trực Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT, triển khai Chương trình phát triển công nghiệp CNTT; điều phối Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT”.

“Công nghiệp CNTT đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Các sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, đảm bảo an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia”, báo cáo của Bộ TT&TT nêu.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đã tập trung triển khai Nghị quyết 26 ngày 15/4/2015 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36 ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT giai đoạn 2020, tầm nhìn 2025; chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam; quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước; quy định về khu CNTT tập trung; kế hoạch hành động công nghiệp điện tử thuộc khuôn khổ Chiến lược hợp tác Việt Nam - Nhật Bản; chương trình sản phẩm và dịch vụ CNTT Thương hiệu Việt. Hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp triển khai chính sách về thuế, khu CNTT tập trung, ứng dụng phần mềm nguồn mở…

Đề cập đến tình hình phát triển lĩnh vực CNTT, báo cáo tổng kết công tác năm 2016 của Bộ TT&TT cho hay, năm 2016 tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực Công nghiệp CNTT ước đạt 939.400 tỷ đồng, ước tăng khoảng 10% so với năm 2015 và đóng góp khoảng 70,22% vào tổng doanh thu toàn ngành năm 2016; nộp ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 93.940 tỷ đồng, ước tăng khoảng 10% so với năm 2015 và đóng góp khoảng 64,38% vào tổng nộp NSNN của ngành năm 2016.

Tính đến nay, ngành Công nghiệp CNTT có tổng nhân lực hơn 600.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp phần cứng - điện tử khoảng trên 300.000 người, còn lại thuộc về lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số.

Về ứng dụng CNTT, Bộ TT&TT nhận định, hạ tầng kỹ thuật đã ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Số lượng cán bộ, công chức được trang bị máy tính phục vụ công việc ngày càng tăng, góp phần tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp, tăng năng suất, hiệu quả công việc. Đến nay, khoảng 95% cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước tại các bộ, cơ quan ngang Bộ và trên 90% cán bộ công chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được trang bị máy tính phục vụ công tác.

Hệ thống mạng nội bộ LAN được triển khai tại các bộ, ngành, địa phương (đến cấp đơn vị trực thuộc đối với các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Cụ thể, 100% cơ quan nhà nước có mạng nội bộ phục vụ công việc ngày càng tốt hơn; 100% số máy tính trang bị cho cán bộ, công chức cấp bộ, cấp tỉnh được kết nối Internet băng thông rộng. Theo báo cáo, có 19/22 bộ, cơ quan ngang Bộ đã triển khai mạng WAN, trong đó đã kết nối tới 84% số đơn vị thuộc, trực thuộc; 51/63 tỉnh, thành phố báo cáo đã triển khai mạng WAN, trong đó 79% số đơn vị thuộc, trực thuộc đã kết nối với mạng diện rộng WAN.

Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT, Bộ TT&TT cho biết, những năm gần đây, số lượng các trường đại học, cao đẳng đào tạo về CNTT, Ðiện tử - Viễn thông giữ ổn định ở con số khoảng 290 trường. Mặc dù số chỉ tiêu tuyển sinh năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ lệ tuyển sinh lại giảm.

Có một thực tế, mặc dù chiếm đến 2/3 số trường đại học, cao đẳng trong cả nước có đào tạo CNTT, Ðiện tử - Viễn thông nhưng nhiều sinh viên ra trường vẫn không có việc làm, bên cạnh đó các doanh nghiệp vẫn thiếu nhân lực trầm trọng. Một trong các lý do là chất lượng nhân lực đào tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là thiếu kỹ năng làm việc thực tế, kỹ năng mềm và ngoại ngữ.

Báo cáo tổng kết năm 2016 của Bộ TT&TT cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực CNTT, tiêu biểu như: Công nghiệp CNTT Thương hiệu Việt phát triển còn manh mún, thiếu công nghiệp hỗ trợ, chưa xác định được những sản phẩm đặc thù có khả năng xâm nhập và cạnh tranh trên thị trường thế giới; đội ngũ nhân lực công nghiệp phần mềm còn thiếu.

Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT cũng còn một số hạn chế: thói quen làm việc chủ yếu dựa trên văn bản giấy vẫn còn phổ biến trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhiều cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thiếu các giải pháp hiệu quả chống lại các cuộc tấn công mạng; tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, hạ tầng kỹ thuật CNTT (mạng, máy tính...), kinh phí phục vụ đầu tư và bảo trì còn thiếu làm ảnh hưởng đến việc triển khai các hệ thống thông tin phục vụ trong việc trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng tại các cơ quan nhà nước.

Theo ictnews

Nguồn: / 0

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.