Danh sách bài viết

Đánh giá ảnh hưởng của các công trình chỉnh trị tới chế độ thủy-thạch động lực và cấu trúc hình thái các vùng cửa sông ven biển Nam Trung Bộ và đề xuất giải pháp khắc phục hậu quả

Cập nhật: 20/09/2020

Các cửa sông của khu vực Nam Trung Bộ có tầm quan trọng to lớn tới đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Hiện tượng bồi lấp nghiêm trọng lối ra vào tại hầu hết các cửa sông ở khu vực đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế - xã hội của địa phương. Tại nhiều cửa sông bị bồi lấp đã được xây dựng các công trình chỉnh trị, nhưng hiện tượng bồi lấp vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí tàu thuyền ra, vào còn khó khăn hơn. Các quá trình thủy – thạch động lực ở vùng cửa sông rất phức tạp, nên sự can thiệp nhưng  thiếu nghiên cứu chính xác trước khi tiến hành không những không mang lại hiệu quả mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng, và việc khắc phục sẽ vô cùng tốn kém. Điều này cho thấy việc nghiên cứu, tính toán và dự báo các quá trình thủy – thạch động lực và biến đổi địa hình ở khu vực cửa sông là hết sức cần thiết và có tính thực tiễn cao. Nhằm giải quyết  những vấn đề trên, Viện Hải Dương học đã thực hiện đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của các công trình chỉnh trị tới chế độ thủy-thạch động lực và cấu trúc hình thái các vùng cửa sông ven biển Nam Trung Bộ và đề xuất giải pháp khắc phục hậu quả”, Mã số VAST05-04/14-15, thời gian thực hiện từ tháng 1/2014 - 12/2016 do TS. Vũ Tuấn Anh chủ trì.  

Nội dung nghiên cứu cơ bản của đề tài gồm: Kiểm kê cơ bản các vùng cửa sông ven biển Nam Trung Bộ; Đánh giá diễn biến thay đổi các quá trình thủy-thạch động lực và cấu trúc hình thái các vùng cửa sông đã xây dựng các công trình chỉnh trị; Xác định nguyên nhân, cơ chế tác động của các công trình chỉnh trị tới các quá trình thủy-thạch động lực tại các cửa sông; Đề xuất các giải pháp chung cho các cửa sông xảy ra tác động tiêu cực do công trình chỉnh trị và giải pháp công trình cụ thể cho cửa Tam Quan nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của kè chắn sóng hiện tại.

Sau 3 năm thực hiện, đề tài đã thu được nhiều dữ liệu mới bao gồm: Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10.000 khu vực cửa Tam Quan; Số liệu đo dòng chảy, sóng, gió, dao động mực nước, lưu lượng nước sông, thành phần cơ học trầm tích khu vực cửa Tam Quan.

vutuananh1 vutuananh2
Bản đồ địa hình đáy khu vực cửa Tam Quan tháng 12/2014 (thu nhỏ từ tỷ lệ 1:10.000) Bản đồ địa hình đáy khu vực cửa Tam Quan tháng 5/2015 (thu nhỏ từ tỷ lệ 1:10.000)


Đề tài cũng đã tính toán được tác động của kè chắn sóng tới sự di chuyển trầm tích gây nên quá trình bồi – xói ở khu vực cửa Tam Quan dưới tác động của riêng rẽ cũng như tổng hợp các trường thủy động lực: sóng, dòng chảy theo các chu kỳ ngắn (đợt gió mùa), chu kỳ trung bình (mùa gió mùa) và chu kỳ một năm. Từ đó đã các định được nguyên nhân gây bồi – xói khu vực chủ yếu do dòng chảy từ sông và dòng dọc bờ do sóng tạo ra từ ngoài mũi Trường Xuân đi vào. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra, đề tài đã đề xuất 2 phương án điều chỉnh công trình chỉnh trị ở cửa Tam Quan để giảm thiểu tác động tiêu cực của kè chắn sóng hiện tại.

vutuananh3 vutuananh4
Phương án cải tạo 1     Phân bố bồi – xói khi thực hiện phương án 1
vutuananh5 vutuananh6
Phương án cải tạo 2 Phân bố bồi – xói khi thực hiện phương án 2


Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định vật liệu gây bồi lắng khu vực cửa Tam Quan sau khi xây kè chắn sóng, trong thời gian từ 15/12/2014 – 15/12/2015 có 3 nguồn gốc chính: Trầm tích từ phía Bắc được dòng dọc bờ đưa qua mũi Trường Xuân vào gây lắng đọng ở khu vực cửa luồng chiếm 9,8%. Trầm tích từ trong sông được dòng chảy vận chuyển ra gây lắng đọng ở khu vực cửa luồng chiếm 15,1%, chủ yếu vào thời kỳ mùa mưa –thời kỳ có gió mùa Đông Bắc.Trầm tích tại chỗ (được hiểu là trầm tích đã tồn tại trước thời điểm 15/12/2014) chiếm tỉ lệ lớn nhất, khoảng 73,9% trong một năm.

Ngoài các kết quả nghiên cứu khoa học, đề tài đã hỗ trợ đào tạo 02 học viên cao học của khoa Công trình Tài nguyên nước của trường đại học Lund, Thụy Điển. Đề tài đã công bố 02 công trình khoa học trên các Tạp chí chuyên ngành:  “Một số đặc điểm thủy văn động lực khu vực cửa Tam Quan (Bình Định) (Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2016, tập 22, ISSN:1859-2120), và “Đánh giá tác động của kè chắn sóng tới quá trình bồi – xói tại khu vực cửa Tam Quan, Bình Định”   ( Khoa học và Công nghệ biển, ISSN: 1859-3097.  đã nhận đăng). 

Đề tài được Hội đồng Nghiệm thu cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam họp ngày 8/6/2017 đánh giá đạt loại Khá.

Nguồn tin: TS. Vũ Tuấn Anh - Viện Hải dương học 
Xử lý tin: Minh Tâm

Nguồn: / 0

Thước phim về cuộc chiến đầu tiên giữa AI và phi công

Các ngành công nghệ

Một chiếc tiêm kích F-16 do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển tham gia trận không chiến đầu tiên với máy bay F-16 khác do người lái.

Phát triển thiết bị bay không người lái chạy bằng nhiên liệu hydro

Các ngành công nghệ

Với kinh phí đầu tư ban đầu là 3,6 triệu AUD (2,32 triệu USD), dự án Wildu sẽ phát triển một loại thiết bị bay không người lái y tế đặc biệt, chạy bằng nhiên liệu hydro.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết... bắt bệnh

Các ngành công nghệ

Nhà vệ sinh với các cải tiến có thể giảm bớt gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời giúp người lớn tuổi có thể ở nhà an toàn.

Boston Dynamics công bố dòng robot Atlas mới, thực hiện được những động tác bất khả thi với con người

Các ngành công nghệ

Gần một thập kỷ qua, robot Atlas do công ty công nghệ Boston Dynamics phát triển đã nhiều lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Siêu máy tính AI giống bản sao kỹ thuật số của Trái đất

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái Đất, có thể dự đoán thời tiết nhanh hơn nhiều so với dịch vụ thông thường.

Cuộc thi người đẹp AI đầu tiên trên thế giới

Các ngành công nghệ

Những người đẹp giành vị trí cao trong cuộc thi sắc đẹp trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới sẽ nhận được các phần giải thưởng trị giá lên tới hơn 20.000 USD.

Google Photos mở nhiều tính năng chỉnh sửa AI miễn phí tới người dùng

Các ngành công nghệ

Các công cụ chỉnh sửa hình ảnh sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ được Google Photos cung cấp miễn phí tới cả người dùng iOS lẫn Android.

Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh được điều khiển bằng AI

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh đầu tiên trên thế giới được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Elon Musk nói AI sắp vượt trội hơn người thông minh nhất

Các ngành công nghệ

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk dự đoán trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh hơn người thông minh nhất có thể được phát triển vào năm 2025 hoặc 2026.

Robot đã tự biết lừa bóng, qua người, ghi bàn

Các ngành công nghệ

Nhờ phương pháp đào tạo AI mới, những chú robot đã có thể tự động cải thiện kỹ năng và tham gia vào một trận bóng mô phỏng.