Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học lần 3 - THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Cập nhật: 30/07/2020

1.

Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm Clo và Oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư) hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của Clo trong hỗn hợp X là

A:

51,72%

B:

76,70%

C:

53,85%

D:

56,36%

Đáp án: C

Đây là câu  hỏi tư duy cao, trong Y sẽ có FeO, Fe2O3…. (nếu học sinh không chú ý sẽ không làm ra được kết quả).

 Dễ thấy 4nO2 = n Cl- = 0,24 mol => nO2 = 0,06 mol;   nCl2 = x mol

    56,69 gam kết tủa gồm Ag ( y mol); AgCl (2x + 0,24)

Xét trên toàn bộ quá trình dễ dàng thấy có O2, Cl2, Ag nhận e, Mg nhường 2 e; Fe nhường 3 e.

Vậy có: 2.0,08 + 3.0,08 = 2.x + 0,24 + y   (bảo toàn e)

Và 108y + (2x + 0,24).143,5 = 56,69 => x = 0,07 mol => %VCl2 = 0,07 : (0,07 + 0,06).100% = 53,85%

2.

Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

A:

CH3COOH

B:

HCOOH

C:

C2H5COOH

D:

C3H7COOH

Đáp án: A

mNaOH(200.2,24over 100)  = 4,48 gam →  nNaOH = (4,48over 40) = 0,112 mol

CnH2n+1COOH + NaOH  →    CnH2n+1COONa + H2O

0,112                   0,112

→ Khối lượng phân tử của axit : (6,72over0,112) = 60 →  14n + 1 + 45 = 14n + 46 = 60

→  n = 1 →  Axít CH3COOH

→ Đáp án A

3.

Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A:

24,5                       

B:

29,9

C:

19,1

D:

16,4

Đáp án: A

Gọi số mol Ba và Al trong hỗn hợp lần lượt là x và y.

    - Hòa tan hỗn hợp trong nước dư: nH2(1) = 0,4 < nH2(2) = 0,7 =>  Al còn dư, Ba(OH)2 phản ứng hết.

                             Ba  +  2H2O   →   Ba(OH)2    +   H2­(uparrow)      (1)   Ba(OH)2  (x mol) sinh ra hòa tan Al,

                (mol)     x                                x                 x

                           2Al + Ba(OH)2 + 2H2O  →   Ba(AlO2)2 + 3H2­(uparrow)

                (mol)   2x           x                                                3x    =>  4x = 0,4 mol , x = 0,1 mol.

   - Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch kiềm (NaOH, OH-) dư:                                 

                             Ba  +  2H2O   →    Ba(OH)2    +   H2­  (uparrow)    (1)  

                (mol)     x                                x                 x

                           2Al + 2OH- + 2H2O  →  AlO2- + 3H2(uparrow)­     =>  x  + 1,5y = 0,7 mol , x = 0,1, y = 0,4 mol.

                (mol)     y                                           1,5y    

Vậy m = 137.0,1 + 27.0,4 = 24,5 gam

=> Đáp án A

4.

Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly và Gly-Ala là : 

A:

 dd HCl.

B:

Cu(OH)2/OH-

C:

dd NaCl.    

D:

dd NaOH.

Đáp án: C

5.

Nhóm nào sau đây gồm các chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A:

Cl2, Fe

B:

Na, FeO   

C:

H2SO4, HNO3  

D:

SO2, FeO

Đáp án: D

6.

Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là:

A:

(-CH2=CH2-)n

B:

(-CH3-CH3-)n.

C:

(-CH=CH-)n.   

D:

(-CH2-CH2-)n

Đáp án: D

7.

Phát biểu sai là:

A:

Stiren làm mất màu dung dịch brom.

B:

Phenol tác dụng được với Na và dung dịch NaOH.

C:

Đốt cháy hoàn toàn ancol etylic thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

D:

Dung dịch glucozo hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. 

Đáp án: C

 

Đốt cháy hoàn toàn ancol etylic C2H6O tạo n(H_2O)>n(CO_2)

8.

Phân tử chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị:

A:

NH4Cl.

B:

H2O.

C:

NaCl.

D:

Ca(NO3)2

Đáp án: B

9.

Phát biểu không đúng là:

A:

Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).

B:

Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

C:

Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực +H3N-CH2-COO-.

D:

Aminoaxit có tính chất lưỡng tính.

Đáp án: A

H2N-CH2-COOH3N-CH3 không phải là este

10.

Chất nào sau đây không phải là polime?

A:

triolein

B:

xenlulozơ 

C:

thủy tinh hữu cơ

D:

protein 

Đáp án: A

11.

Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là:

A:

2-clo-2-metylbutan.

B:

1-clo-2-metylbutan. 

C:

2-clo-3-metylbutan. 

D:

1-clo-3-metylbutan. 

Đáp án: A

CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 + Cl2 (1:1 mol) tạo sản phẩm chính là:
(CH3)2-C(Cl)-CH2-CH3

12.

Thí nghiệm không xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là:

A:

Cho NaCl vào dung dịch KNO3.  

B:

Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.

C:

Cho FeS vào dung dịch HCl.

D:

Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch Ba(OH)2

Đáp án: A

13.

Nhúng thanh Zn vào dd CuSOmột thời gian, khối lượng thanh kẽm giảm đi 0,1 gam so với khối lượng ban đầu. Khối lượng Zn đã phản ứng là:

A:

1,3 gam. 

B:

0,1 gam.

C:

3,25 gam. 

D:

6,5 gam.

Đáp án: D

Zn + Cu2+ → Zn2+ +  Cu
⇒ mgiảm = (65 – 64)x = 0,1g
⇒ x = 0,1 mol = nZn pứ
⇒ mZn pứ = 6,5g

14.

Xà phòng hóa 8,8 g etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:

A:

8,2 g     

B:

10,4 g 

C:

8,56 g

D:

3,28 g

Đáp án: D

n(CH_3COOC_2H_5)=0,1 mol; nNaOH=0,04 mol
⇒ sau phản ứng chất rắn là: 0,04 mol CH3COONa
⇒ mrắn = 3,28g

15.

Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là:

A:

40

B:

50

C:

60

D:

100

Đáp án: B

 

Gọi CT chung là MCO3 (M=40 g)⇒n(CO_2)=n(MCO_3)=0,5 mol
⇒m=0,5×100=50 g

Nguồn: /