Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử trường THPT Lạc 1 năm học 2019-2020 lần 1

Cập nhật: 06/08/2020

1.

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách ngoại giao của Việt Nam trong việc vận dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trong việc giải quyết vấn đề biển Đông?

A:

Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, liên kết với các nước lớn như Mĩ, Nhật Bản cùng giải quyết.

B:

Không làm tình hình căng thẳng và không mở rộng phạm vi tranh chấp.

C:

Tuyên bố lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề biển Đông là mọi tranh chấp giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

D:

Đưa ra đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đáp án: A

Chính sách ngoại giao của Việt Nam trong việc vận dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông là: Không làm tình hình căng thẳng và không mở rộng phạm vi tranh chấp; tuyên bố lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề biển Đông là mọi tranh chấp giải quyết bằng biện pháp hòa bình; đưa ra đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

=> Đáp án A không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

2.

Đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật là:

A:

đế quốc cho vay lãi

B:

đế quốc thực dân

C:

đế quốc phong kiến quân phiệt

D:

đế quốc quân phiệt hiếu chiến

Đáp án: C

Phương pháp: sgk lịch sử 11, trang 7

Cách giải:

Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

3.

Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là:

A:

mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các nghiên cứu khoa học

B:

mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các ngành khoa học cơ bản

C:

mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các ngành khoa học cơ bản

D:

mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ các nghành công nghiệp chế tạo

Đáp án: A

Phương pháp:so sánh Cách giải:

- Cách mạng công nghiệp diễn ra cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX chú trọng cải tiến kĩ thuật. Các phát minh đều đến từ quá trình sản xuất, với tiến trình là: Sản xuất – kĩ thuật – khoa học.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay thì vận hành theo tiến trình: Khoa học – kĩ thuật – sản xuất. Các phát minh khoa học đi trước và trực tiếp tham gia vào sản xuất.

=> Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là: Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên cơ sở là các nghiên cứu khoa học.

4.

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A:

liên minh chặt chẽ với các nước Đông Nam Á

B:

liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C:

chống phá Liên Xô và các nước XHCN trên thế giới.

D:

triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới

Đáp án: B

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 53, 55, 57

Cách giải:

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là: Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

5.

Ý không đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là:

A:

không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.

B:

không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.

C:

đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, quan liêu.

D:

người dân không ủng, hộ, không hào hứng với chế độ XHCN.

Đáp án: D

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 17

Cách giải:

Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là: Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế quan lieu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện; không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kĩ thuật tiên tiến trên thế giới; sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

6.

Sự ra đời khối quân sự NATO và Tổ chức Vác-sa-va tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A:

Tạo nên sự đối lập Đông Âu và Tây Âu

B:

Đặt nhân loại trước nguy cơ chiến tranh thế giới.Xác lập cục diện hai cực, hai phe.

C:

Xác lập cục diện hai cực, hai phe.

D:

Đánh dấu Chiến tranh lạnh bùng nổ.

Đáp án: C

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 59 Cách giải:

Sự ra đời khối quân sự NATO và Tổ chức Vác-sa-va đã dẫn tới sự xác lập cục diện hai cực, hai phe.

7.

Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 có đặc trưng nổi bật nhất là:

A:

các cuộc chiến tranh cục bộ xảy ra ở nhiều khu vực.

B:

chiến tranh bao trùm thế giới.

C:

chạy đua vũ trang.

D:

hình thành hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.

Đáp án: D

Phương pháp: suy luận Cách giải:

- Đáp án A, B, C là các biểu hiện của Chiến tranh lạnh.

- Đáp án D là đặc trưng của trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991: Hình thành hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.

8.

Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới?

A:

Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học kĩ thuật tiên tiến.

B:

Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân

C:

Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D:

Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới

Đáp án: B

Phương pháp: giải thích

Cách giải:

- Liên Xô là thành trì của cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới vì: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và Liên Xô là nước có nền kinh tế vững mạnh, khoa học kĩ thuật tiên tiến. - Liên Xô không phải là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân.

9.

Đồng tiền EURO chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU thay cho các đồng bản tệ vào năm

A:

1992

B:

1997

C:

1999

D:

2002

Đáp án: D

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 52 Cách giải:

Đồng tiền EURO chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU thay cho các đồng bản tệ vào năm 2002.

10.

Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, năm nước Indonexia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan đã tiến hành ….., với mục tiêu nhanh chóng…….., xây dựng nền kinh tế tự chủ”.

A:

Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu… xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu

B:

Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo………… xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu

C:

Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu………đẩy mạnh cải cách, mở cửa

D:

Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo…….xóa bỏ phân biệt giàu-nghèo

Đáp án: A

Phương pháp:sgk lịch sử 12, trang 29 Cách giải:

Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, năm nước Indonexia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan đã tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ”.

11.

Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện chính sách ngoại giao như thế nào?

A:

Liên minh chặt chẽ với Mĩ

B:

Mâu thuẫn gay gắt với các nước trong khu vực Đông Nam Á

C:

Đoàn kết với Lào và Việt Nam trong mặt trận chung chống đế quốc Mĩ

D:

Hòa bình, trung lập

Đáp án: D

Phương pháp:sgk lịch sử 12, trang 28

Cách giải:

Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập, không tham gia bất kì khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào.

12.

Sự kiện khởi đầu cho Chiến tranh lạnh là

A:

Thông điệp của tổng thống Truman (3/1947)

B:

Sự ra đời của kế hoạch Mác san (6/1947)

C:

Sự ra đời tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (4/1949)

D:

Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1/1949)

Đáp án: A

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 58

Cách giải:

Sự kiện khởi đầu cho Chiến tranh lạnh là thông điệp của tổng thống Truman (3/1947).

13.

Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 đánh dấu Trung Quốc đã:

A:

Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội

B:

Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc chủ nhân dân, tiến lên Tư bản chủ nghĩa.

C:

Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

D:

Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Đáp án: A

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 21

Cách giải:

Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 đánh dấu Trung Quốc đã: Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

14.

Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN, văn hóa truyền thống của dân tộc đứng trước nguy cơ thách thức

A:

truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam bị mai một

B:

nếu không tận dụng cơ hội để phát triển, nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới

C:

đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc, hòa nhập dễ hòa tan

D:

sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực với nước ta do có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội

Đáp án: C

Phương pháp: suy luận Cách giải:

Khi gia nhập tổ chức ASEAN, Việt Nam có cơ hội hợp tác và phát triển trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, bên cạnh thời cơ, quá trình hội nhập cũng đặt ra cho Việt Nam những thách thức mới, đó là văn hóa truyền thống của dân tộc đứng trước nguy cơ thách thức đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc, hòa nhập dễ hòa tan.

15.

Hội nghị Ianta đã có những quyết định quan trọng, ngoại trừ việc:

A:

phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.

B:

thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

C:

thiết lập trật tự thế giới hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.

D:

tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Đáp án: C

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 5 Cách giải:

Hội nghị Ianta đã có những quyết định quan trọng là: Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, thành lập tổ chức Liên hợp quốc và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2809 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.