Danh sách bài viết

Đề thi trắc nghiệm từ trường môn vật lý lớp 11 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Cập nhật: 31/07/2020

1.

Tính chất cơ bản của từ trường là:

A:

tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.

B:

tác dụng lưc từ lên hạt mang điện.

C:

tác dụng lực điện lên một điện tích.

D:

tác dụng lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó.

Đáp án: A

Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện khác đặt trong nó.

2.

Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải là tính chất của đường cảm ứng từ?

A:

Tại bất kì điểm nào trong từ trường cũng có thể vẽ được một và chỉ một đường cảm ứng từ.

B:

 Đối với nam châm, đường cảm ứng từ đi ra từ cực bắc và đi vào từ cực nam.

C:

Chiều của đường cảm ứng từ là chiều từ cực nam sang cực bắc của nam châm thử đặt cân bằng tại bất kì điểm nào trên đường này.

D:

Đường cảm ứng từ luôn là những đường cong trùng với phương của vectơ cảm ứng tại điểm đó.

Đáp án: D

3.

Chọn câu sai.

A:

Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ.

B:

Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường.

C:

Tương tác giữa dòng điện với dòng điện là tương tác từ.

D:

Ta chỉ có thể vẽ được một đường sức từ đi qua mỗi điểm trong từ trường.

Đáp án: B

4.

Để phát hiện ra sự tồn tại của từ trường trong khoảng không gian nào đó, người ta thường dùng.

A:

một kim nam châm nhỏ.

B:

một điện tích thử q = +e.

C:

các phương án đã đưa ra.

D:

một dây nhỏ và ngắn.

Đáp án: A

5.

Chọn câu đúng. Từ trường không tác dụng lên.

A:

các nam châm vĩnh cửu nằm yên.

B:

các nam châm vĩnh cửu chuyển động.

C:

các điện tích chuyển động.

D:

các điện tích đứng yên.

Đáp án: D

6.

Dòng điện và nam châm tương tác với nhau là vì chúng có

A:

từ tính.

B:

từ cảm.

C:

điện trường.

D:

thẩm từ.

Đáp án: A

7.

Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ?

A:

Tương tác giữa hai điện tích đứng yên.

B:

Tương tác giữa dòng điện với dòng điện.

C:

Tương tác giữa nam châm với dòng điện.

D:

Tương tác giữa hai nam châm.

Đáp án: A

8.

Chọn câu đúng. Một nam châm vĩnh cửu không tác dụng lực lên

A:

điện tích không chuyển động.

B:

thanh sắt chưa bị nhiễm từ.

C:

điện tích chuyển động.

D:

thanh sắt đã bị nhiễm từ.

Đáp án: A

9.

Chọn phát biểu đúng. Người quan sát chuyển động qua một electron đứng yên. Những dụng cụ đo lường mang theo người sẽ.

A:

đo được cả điện trường và từ trường.

B:

không đo được trường nào cả.

C:

đo được từ trường.

D:

đo được điện trường.

Đáp án: A

10.

Phương pháp mô tả từ trường bằng các đường sức từ là cách mô tả trực quan dễ hiểu. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A:

Quỹ đạo chuyển động của hạt bụi sắt trong từ trường trùng với đường sức từ.

B:

Các đường sức từ chỉ là sản phẩm của phương pháp hình học mô tả từ trường, trong thực tế chúng không tồn tại.

C:

Quỹ đạo của điện tích chuyển động trong từ trường trùng với đường sức từ.

D:

Đường cong mà tiếp tuyến với nó ở mỗi điểm trùng với trục nam châm thử đặt tại đó là đường sức từ.

Đáp án: C

Nguồn: /