Danh sách bài viết

Đề xuất phân chia giảng viên thành ngạch nghiên cứu và giảng dạy

Cập nhật: 25/10/2023

Luật giáo dục đại học (ban hành năm 2012, có hiệu lực từ đầu năm 2013) quy định trường đại học được phân tầng thành ba loại: định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng và định hướng thực hành. Từ đó đến nay, định hướng nghiên cứu đang là chiến lược và mục tiêu phát triển của nhiều trường ở Việt Nam. Để thực hiện thành công mô hình này, công tác nghiên cứu khoa học phải được xem là ưu tiên hàng đầu và đội ngũ giảng viên ở các trường cần được tạo điều kiện tốt nhất để phát huy tối đa tiềm lực sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học.

Trước hết, các trường nên phân giảng viên thành hai ngạch, đó là giảng viên với nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu khoa học (có tham gia giảng dạy nhưng số giờ được giảm thiểu), và ngạch còn lại sẽ chú trọng công tác giảng dạy (vẫn cần có tham gia nghiên cứu khoa học nhưng yêu cầu ít hơn), để tránh sự quá tải trong công việc. Thực tế bên cạnh phải đảm bảo số giờ dạy nhiều, giảng viên còn chịu áp lực khá lớn đối với yêu cầu nghiên cứu khoa học, thể hiện bằng chỉ tiêu bắt buộc số bài báo công bố hoặc số đề tài nghiên cứu thực hiện, trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn.

Họ còn phải dành thời gian cho công tác phục vụ kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn (của Bộ Giáo dục, tiêu chuẩn AUN, ABET…) mà nhiều trường đang triển khai, hay phải tham dự các khóa học cải cách sư phạm, đổi mới khung chương trình đào tạo, hoặc những công việc hành chính không tên khác theo yêu cầu của nhà trường. Việc quá tải và chịu áp lực liên tục, trong khi thu nhập lại không tương xứng như hiện nay, có thể khiến nhiều giảng viên không thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất theo đúng sở thích, khả năng cũng như tâm huyết của mình, mà dễ làm họ sẽ “chạy” theo công việc một cách đối phó, miễn cưỡng và mang tính hình thức.

Vì vậy, việc phân ngạch giảng viên theo đam mê, nguyện vọng và thế mạnh của mỗi cá nhân sẽ giúp họ phát huy tối đa năng lực trong từng mảng việc cụ thể.

de-xuat-phan-chia-giang-vien-thanh-ngach-nghien-cuu-va-giang-day

Ảnh minh họa.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu đại học định hướng nghiên cứu, một vấn đề khác cần được chú trọng là đẩy mạnh sự liên kết giữa giảng viên trong cùng một trường và giữa các trường với nhau để tạo thành những nhóm nghiên cứu mạnh, hoạt động hiệu quả và thực chất. Sự gắn kết này không chỉ giúp giảng viên, nhà khoa học trao đổi học thuật, cùng tham gia hợp tác nghiên cứu cho ra những sản phẩm khoa học được cộng đồng quốc tế thừa nhận (thể hiện qua việc xuất bản các bài báo trên tạp chí chuyên ngành uy tín của thế giới), mà còn giúp các nhóm nghiên cứu chứng minh được năng lực để có thể xin được nguồn tài trợ với kinh phí lớn cho các đề tài. Từ đó tạo điều kiện để nâng cao thu nhập cho đội ngũ giảng viên này. Bởi khi không tham gia giảng dạy nhiều mà dành thời gian chính cho công tác nghiên cứu thì thu nhập cá nhân của họ sẽ sụt giảm đáng kể, do không còn nhận khoản tiền đứng lớp. 

Cần ghi nhận rằng, từ năm 2008, sự ra đời của quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted), cùng với chương trình trọng điểm cấp nhà nước đã thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đạt được những bước tiến, cả về chất và lượng, cũng như cải thiện thu nhập của người làm khoa học. Tuy nhiên, để tạo nên những bước đột phá trong lĩnh vực này, cần có sự đầu tư kinh phí mạnh mẽ và lâu dài hơn cho các đề tài khoa học, thay vì thông thường 2-3 năm cho một đề tài như hiện nay. Điều này sẽ được thực hiện một cách hiệu quả thông qua mô hình trung tâm xuất sắc (centre of excellence), được hình thành dựa trên sự liên kết, hợp tác giữa giảng viên, nhà khoa học thuộc các cơ sở giáo dục đại học khác nhau, nhưng cùng chia sẻ một dự án nghiên cứu có quy mô lớn và được Nhà nước đồng ý hỗ trợ kinh phí sau khi đã xét duyệt đề cương.

Trung tâm xuất sắc tạo ra từ mô hình trên chắc chắn sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” về thành tựu khoa học cho các trường theo định hướng nghiên cứu. Các trung tâm này có thể duy trì hoạt động trong 5-10 năm, tùy theo quy mô của dự án nghiên cứu và nguồn tiền được Nhà nước đầu tư. Nếu so sánh với kinh phí Nhà nước đã chi tiêu vào một số đề án giáo dục và khoa học công nghệ, ví dụ đề án tin học hóa hành chính vào đầu những năm 2000 là hơn 1.500 tỷ đồng và đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 là cỡ gần 10.000 tỷ đồng, thì kinh phí cho một trung tâm nghiên cứu hoặc một nhóm nghiên cứu hoạt động hiệu quả trong khoảng vài năm ở Việt Nam không phải là điều bất khả thi.

Nghiên cứu khoa học của Việt Nam chỉ có thể có sự chuyển biến lớn, làm nền tảng để xây dựng các trường đại học định hướng nghiên cứu, một khi chúng ta chịu đổi mới cơ chế quản lý, phân ngạch cán bộ giảng viên, nhằm giảm thiểu áp lực công việc và tối ưu hóa hiệu quả làm việc của đội ngũ này. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng hơn nữa, tạo điều kiện khuyến khích sự gắn kết giữa các giảng viên, nhà khoa học của các trường, cho họ không gian tự do học thuật, lành mạnh, để từ đó hình thành các trung tâm, nhóm nghiên cứu đủ sức tiếp cận được với trình độ của các nước phát triển trên thế giới.

TS Đinh Bá Khương
Đại học Hoàng gia London (Imperial College London)


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...