Danh sách bài viết

Điểm tương đồng giữa vaccine Covid-19 và vệ tinh Sputnik

Cập nhật: 29/03/2021

Vaccine Covid-19 của Nga được đặt tên là "Sputnik V", lấy theo tên vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới được Liên Xô phóng lên quỹ đạo vào năm 1957.

Theo Tổng thống Vladimir Putin, Nga đã có vaccine Covid-19 đầu tiên "hoạt động khá hiệu quả" và "tạo nên hệ miễn dịch vững vàng", được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga.

Tuyên bố của Putin gây chú ý lớn trong bối cảnh Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới và cuộc đua sản xuất vaccine được nhiều nước dốc tài chính và nhân lực. Bộ Y tế Nga còn phê duyệt vaccine trước khi tiến hành thử nghiệm Giai đoạn 3, bước quan trọng nhằm thử nghiệm quy mô lớn trên người.

Sau tuyên bố này, Alex Azar, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, nhận định: "Vấn đề không phải là quốc gia nào có vaccine đầu tiên". Ông cho rằng, điều quan trọng là sản xuất loại vaccine an toàn và hiệu quả cho người dân.

"Điều này thật kỳ quặc. Putin không có vaccine. Ông ấy chỉ đang đưa ra tuyên bố chính trị", John Moore, nhà virus học tại Đại học Y khoa Weill Cornell ở New York, Mỹ, nêu ý kiến.

Daniel Salmon, giám đốc Viện An toàn Vaccine tại Đại học Johns Hopkins và những chuyên gia khác đều cho rằng Nga đang mạo hiểm khi "đốt cháy" giai đoạn thử nghiệm thứ ba, cơ sở để xác định hiệu quả của vaccine và đảm bảo nó không gây hại cho một số đối tượng nhất định.

Việc tuyên bố vaccine giúp Nga "đi trước" trong cuộc đua vaccine Covid-19. Những nước giàu đầu tư mạnh tay để chắc chắn mình sẽ nhận được hàng triệu liều vaccine kịp thời. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 11/8 công bố hợp đồng vaccine Covid-19 mới với công ty Moderna trị giá 1,53 tỷ USD. Trước đó, Mỹ cũng đã chi 955 triệu USD cho việc phát triển vaccine của công ty này. Đến nay, Mỹ đầu tư ít nhất 10,9 tỷ USD cho việc phát triển và sản xuất vaccine Covid-19. Trong khi đó, Trung Quốc đã đầu tư 143 tỷ USD cho các công ty nội địa CanSino Biologics, Sinovac Biotech và Sinopharm cho những biện pháp chống Covid-19, bao gồm việc phát triển các liệu pháp điều trị, theo thống kê của Nikkei hôm 10/8.

Sputnik V - vaccine Covid-19 mới của Nga. Ảnh: Space.

Sputnik V - vaccine Covid-19 mới của Nga. Ảnh: Space.

Cuộc chạy đua sản xuất vaccine Covid-19 gợi nhớ đến bối cảnh 63 năm trước nhiều nước lớn cùng chạy đua thể hiện sức mạnh công nghệ vũ trụ.

Khi đó hệ thống Vanguard bao gồm một tên lửa ba tầng thiết kế để phóng tàu vũ trụ khoa học thông thường được Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ (NRL) lên ý tưởng từ năm 1955, theo kế hoạch sẽ là chương trình vệ tinh đầu tiên của Mỹ. Tên lửa này, cùng với vệ tinh và mạng lưới trạm theo dõi là một trong số những đóng góp của Mỹ vào Năm Vật lý Địa cầu Quốc tế 1957 - 58, dự án khoa học quốc tế với sự tham gia của 67 nước, trong đó có Liên Xô.

Thế nhưng ngày 4/10/1957, Liên Xô bất ngờ phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên với tên Sputnik 1. Vụ phóng khiến cả thế giới chú ý vì đây là giai đoạn cực kỳ căng thẳng của Chiến tranh Lạnh. Nhiều người lo ngại Liên Xô sở hữu tên lửa đủ khả năng mang đầu đạn hạt nhân vượt qua khoảng cách dài.

Tom Lassman, người phụ trách tên lửa thời Chiến tranh Lạnh tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Mỹ, cho biết: "Sputnik 1 gây ra nỗi lo sợ lớn. Nó khiến các lãnh đạo quân đội nhận ra Liên Xô có thể phóng tên lửa đến Mỹ".

Còn Angelina Callahan, nhà sử học tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ (NRL) nói: "Nhóm dự án vệ tinh của Mỹ thất vọng về Sputnik 1 vì các cộng sự trong dự án quốc tế này không hề nói gì đến việc họ sắp phóng vệ tinh".

Vệ tinh Sputnik 1 khởi hành từ Sân bay Vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. Ảnh: Space.

Vệ tinh Sputnik 1 khởi hành từ Sân bay Vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. Ảnh: Space.

Sputnik 1 trông gần giống một quả bóng tròn nặng hơn 80 kg với đường kính 56 cm. Vệ tinh này trang bị bộ truyền tín hiệu vô tuyến và 4 ăng ten. Mục đích chính của nó chỉ là thử nghiệm phương pháp đưa vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo.

Sputnik 1 bay với vận tốc 29.000 km mỗi giờ và hoàn thành một vòng quanh Trái Đất trong 1 tiếng 36 phút. Điểm cách xa Trái Đất nhất trong quỹ đạo elip của vệ tinh này là 940 km, điểm gần nhất là 230 km.

Người quan sát trên Trái Đất có thể dùng ống nhòm để ngắm Sputnik 1 trước bình minh hoặc sau hoàng hôn. Tín hiệu vô tuyến mà Sputnik 1 truyền về Trái Đất đủ mạnh để các nhân viên vô tuyến nghiệp dư dò được. Những người sở hữu thiết bị phù hợp ở Mỹ đã dò tìm và lắng nghe tín hiệu này trong kinh ngạc mỗi khi vệ tinh Liên Xô bay qua Mỹ - khoảng vài lần mỗi ngày.

Đầu năm 1958, Sputnik 1 dần hạ độ cao đúng như dự kiến. Vệ tinh này lao xuống khí quyển và cháy rụi ngày 4/1/1958, kết thúc sứ mệnh lịch sử.

Sputnik 1 đánh dấu bước đột phá trong công cuộc chinh phục không gian của con người. Ảnh: Space.

Sputnik 1 đánh dấu bước đột phá trong công cuộc chinh phục không gian của con người. Ảnh: Space.

Sputnik 1 mở ra kỷ nguyên mới trong lĩnh vực khoa học vũ trụ. "Người kế nhiệm" của nó, Sputnik 2, bay vào không gian ngày 3/11/1957, tiếp tục thiết lập cột mốc mới khi lần đầu tiên trong lịch sử đưa sinh vật sống vào vũ trụ. "Hành khách" này là con chó mang tên Laika.

Thành công của Liên Xô khiến Mỹ phải tăng tốc trong cuộc đua chinh phục vũ trụ. Nước này phóng vệ tinh đầu tiên mang tên Explorer 1 vào ngày 31/1/1958. Sau sự kiện này, Mỹ tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ quốc gia, trong đó có việc thành lập Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến Mỹ (DARPA) vào tháng 2/1958 và NASA vào tháng 10.

Ngày nay, Nga và Mỹ tiếp tục là những nước đi đầu về công nghệ vũ trụ. Sau Sputnik 1 và Explorer 1, hàng nghìn vệ tinh từ Nga, Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới đã bay lên quỹ đạo, gửi về những dữ liệu khoa học quý giá giúp con người khám phá Trái Đất cũng như vũ trụ rộng lớn.

Trong cuộc đua sản xuất vaccine Covid-19, Nga tiếp tục tạo dư luận, người ủng hộ thì hy vọng và số còn lại có lý lẽ để nghi ngờ về tính hiệu quả của sản phẩm.

Thu Thảo (Theo Space, NY Times, History)


Nguồn: /

Máy tính AI có thể chạy trong môi trường khắc nghiệt như sao Kim

Các ngành công nghệ

Bộ lưu trữ máy tính mới có thể hoạt động ở nhiệt độ nóng đến mức đá bắt đầu tan chảy có thể mở đường cho các máy tính hoạt động trong môi trường khắc nghiệt trên sao Kim.

Trung Quốc công bố phát minh đột phá: Ứng dụng kỹ thuật công nghệ tạo ra vật liệu "bền chưa từng có"

Các ngành công nghệ

Quy trình đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng tạo ra các vật liệu có thể dễ dàng ứng dụng trong vận tải, hàng không vũ trụ.

Microsoft ra mắt AI theo dõi mọi việc bạn làm trên máy tính

Các ngành công nghệ

Hệ thống mới mang tên "Windows Recall", hứa hẹn khả năng ghi nhớ như "bộ nhớ chụp ảnh" nhưng đồng thời dấy lên lo ngại về quyền riêng tư người dùng.

Trung Quốc phát triển máy đào hầm nổ xuyên đá cứng đầu tiên trên thế giới

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển máy đào hầm và nổ đá (BBM) đầu tiên trên thế giới, có thể tăng hơn 30% hiệu suất khi khoan lớp đá siêu cứng.

Đến lượt AI của Elon Musk tích hợp tính năng nhìn, nghe, nói như con người

Các ngành công nghệ

Grok, chatbot AI do xAI - công ty của Elon Musk phát triển - đang trong quá trình được tích hợp khả năng xử lý thông tin đa phương tiện, cho phép người dùng tương tác bằng cả hình ảnh và văn bản.

Con người có thể điều khiển vật bằng suy nghĩ không cần cấy chip

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon phát triển một giao diện não - máy tính không xâm lấn giúp con người di chuyển vật thể bằng suy nghĩ.

"Hồi sinh" công cụ tìm kiếm đầu tiên trên thế giới

Các ngành công nghệ

Một nhóm nhà sáng tạo nội dung trên YouTube đã tìm lại và "hồi sinh" phiên bản cuối cùng của Archie - công cụ tìm kiếm đầu tiên trên thế giới.

"Ông trùm" ngành bia Nhật Bản mở bán chiếc thìa điện tử ngăn đột quỵ

Các ngành công nghệ

Chiếc thìa điện tử truyền một điện trường yếu từ thìa để tập trung các phân tử ion natri trên lưỡi nhằm tăng cường cảm nhận vị mặn của thức ăn mà không cần bỏ thêm muối.

Các nhà khoa học tạo ra thiết bị tàng hình lấy cảm hứng từ côn trùng

Các ngành công nghệ

Con rầy - một loài côn trùng ăn lá phổ biến tiết ra những hạt nhỏ brochosome, có thể là nguồn cảm hứng để các nhà khoa học chế tạo công nghệ tàng hình.

Tìm ra cách uốn cong ánh sáng để tạo mạng 6G siêu tốc

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cách điều khiển mới đối với tín hiệu terahertz, từ đó mở đường cho mạng 6G cực nhanh.