Danh sách bài viết

Độc lạ loài cá chỉ có ở một tỉnh của Việt Nam: Biết bò trên cạn, leo cây, bắt chim

Cập nhật: 09/02/2024

Cứ đến mùa mưa là loài cá này lại di chuyển lên núi để kiếm ăn.

Loài cá này được đưa vào một câu dân ca nổi tiếng để miêu tả về sự đặc biệt của nó là "Muốn ăn cá Trối om bung, trốn cha trốn mẹ về vùng thôn Tiên". Qua đây, ta có thể hình dung phần nào về một loài cá đặc sản của vùng thôn Tiên.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam, cá trối là một loài cá quý hiếm, đặc hữu có tại đầm Tam Chúc, nằm ở vị trí giáp ranh giữa thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Cá trối được đặt tên khoa học là là cá Trối Hà Nam Channa hanamensis n.sp. Cá trối có hình dáng bên ngoài giống cá quả, không có vây bụng, có hai ngạnh. Gốc vây đuôi của cá trối có đốm tròn đen với vành trắng bao quanh như hình con mắt, đầu dẹp bằng, đỉnh đầu rộng và bằng thuôn về hai phía. Cá có màu cam nâu nhợt nhạt hoặc màu nâu hơi lục sẫm, bụng trắng nhạt; có những con có nhiều hạt đốm trắng, vàng nhỏ phân bố dọc theo thân từ mang xuống đuôi. Thịt cá trối còn rất thơm, ngọt và không có xương dăm. Loài cá này thường có kích thước cơ thể khoảng 15 - 25cm, nhưng có thể phát triển tới 30cm.

Cá trối là loài cá quý hiếm, đặc hữu có ở tỉnh Hà Nam.
Cá trối là loài cá quý hiếm, đặc hữu có ở tỉnh Hà Nam. (Ảnh: Internet).

Cá trối có khả năng đặc biệt là chúng có thể di chuyển trên đất khô cạn, trèo cây và bóp nghẹt cổ chim cũng như những con cá khác khi chúng bị săn bắt. Các nhà khoa học cho rằng, cá trối có thể uốn cong các mang và làm chẹn cứng cổ họng của chim và cá, khiến những con vật này bị chết khi coi chúng là mồi.

Cá trối khi gặp mưa rào nó di chuyển ngược theo dòng nước. Vào mùa mưa, loài cá này di chuyển lên núi ăn rong rêu và các loài phù du. Điều này khiến cho nhiều người liên tưởng tới những loài cá kỳ lạ tồn tại trong các bộ phim viễn tưởng của Mỹ tuy nhiên loài cá như vậy đã tồn tại từ lâu ở Hà Nam.

Theo mô tả của người dân địa phương, họ đi rừng thường xuyên bắt gặp loài cá này. Do đó, thay vì xuống lòng hồ để câu cá hay bẫy cá thì họ sẽ leo lên các sườn núi để bắt chúng. Chúng chủ yếu chỉ xuất hiện ở trên dãy núi bao bọc quanh hồ Tam Chúc.

Ngoài ra, cá trối có thể sinh sống ở các vũng nước đọng, thậm chí sống vài tháng ở điều kiện nước khô cạn do có cơ quan hít thở không khí. Khi xuống hồ, loài cá này thích bơi theo đàn từ 3 đến 5 con. Chúng cắn đuôi nhau bơi thành vòng tròn. Cá chỉ sinh sản trong môi trường tự nhiên.

Vào mùa mưa, loài cá này di chuyển lên núi ăn rong rêu và các loài phù du
Vào mùa mưa, loài cá này di chuyển lên núi ăn rong rêu và các loài phù du. (Ảnh: Internet).

Trong những thời điểm khô hạn hơn, chúng sẽ đào sâu xuống dưới hồ Tam Chúc để sinh tồn. Cá trối có thể di chuyển đây đó trên cạn bằng các vây ngực và chúng thậm chí còn biết leo trèo cây.

Không những có giá trị về mặt khoa học, cá trối còn là loài cá cho giá trị kinh tế cao. Nếu được đầu tư hợp lý, cá trối sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nuôi. Tuy nhiên, do môi trường sống thay đổi và bị khai thác bừa bãi nên nguồn cá trối trong tự nhiên đã bị cạn kiệt. Nhận thấy tính cấp thiết của việc bảo tồn, khôi phục một loài cá quý của địa phương, góp phần làm phong phú hơn nguồn lợi thủy sản tự nhiên, từ năm 2011, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nam đã triển khai thực hiện dự án "Nghiên cứu bảo tồn, ứng dụng và phát triển loài cá trối tại thị trấn Ba Sao, Kim Bảng." Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công phương pháp sinh sản nhân tạo cho cá trối với tỷ lệ cá đẻ lên tới 67,5%. Hy vọng rằng, trong tương lai loài cá này sẽ phát triển nhiều hơn nữa về số lượng cá thể.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.