Danh sách bài viết

Du học sinh tốt nghiệp thạc sĩ và nhập học tiến sĩ online

Cập nhật: 25/10/2023

Đoàn Bá Toại tốt nghiệp cử nhân Kinh tế Quốc tế và Mậu dịch tại Học viện Vũ Di năm 2017, sau đó học thạc sĩ và hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Nông lâm Phúc Kiến. Toại đang là trợ lý viện trưởng Viện Quốc tế và trợ giảng khoa Kinh tế của Đại học Nông Lâm Phúc Kiến; từng là phó chủ tịch hội nghiên cứu sinh của trường và phó chủ tịch hội lưu học sinh, Học viện Vũ Di.

Thời sinh viên, Toại nhận nhiều giải thưởng về học thuật, nghiên cứu và tốt nghiệp đại học loại xuất sắc. Với kinh nghiệm 9 năm sống, học tập và làm việc tại Trung Quốc, nghiên cứu sinh 27 tuổi quê Hải Dương đang trở thành cầu nối cho sinh viên Việt Nam đến với các trường ở đây. Hai năm qua, Toại vẫn chưa thể trở lại Trung Quốc vì dịch bệnh, trải qua lễ tốt nghiệp online và hiện học tiến sĩ trực tuyến.

Toại chia sẻ:

Ngày 25/1/2020 (mùng 1 Tết), tôi về đến Việt Nam, là người xông đất cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, năm đó. Lúc đó tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc chưa nghiêm trọng, tất cả du học sinh đều nghĩ Covid-19 chỉ như một bệnh cúm thông thường, qua vài tuần, cùng lắm một tháng, sẽ ổn. Nhưng không, bệnh dịch ngày càng căng thẳng và đến giữa tháng 2, các trường bên Trung Quốc chính thức thông báo cho toàn bộ học sinh chuyển sang học online.

Toại tới thăm Đại học Vũ Hán năm 2019, trước khi dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Toại tới thăm Đại học Vũ Hán năm 2019, trước khi dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tôi vô cùng lo lắng vì đây là kỳ học quan trọng: kỳ lấy bằng tốt nghiệp thạc sĩ. Luận văn của tôi chưa ổn, tôi cũng chưa đủ tự tin để có thể giải quyết nó mà không có sự hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên. Lúc đó, tôi chỉ biết cố gắng hết mức, giải quyết từng việc một. Giáo sư của tôi cũng rất nhiệt tình, nhà trường và các thầy cô trong khoa cũng giúp đỡ nên tôi đã hoàn thành khoá luận.

Tôi bảo vệ thạc sĩ online tháng 6/2020 và đạt điểm ưu. Sau đó, tôi được học lên tiến sĩ hệ ngành Quản lý Kinh tế. Tháng 9 cùng năm, tôi chính thức nhập học tiến sĩ online.

Với du học sinh, việc học online thực sự khó khăn. Nhiều bạn đăng ký hệ một năm tiếng, muốn sang trải nghiệm trước nhưng vì dịch bệnh phải ở nhà. Những bạn học đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ giành học bổng toàn phần như CIS (học bổng Khổng tử) hay CSC (học bổng Chính phủ Trung Quốc) còn khó khăn hơn khi đến giờ vẫn chưa có chính sách cụ thể. Họ vẫn phải lên lớp đúng giờ, chi phí sinh hoạt tại Việt Nam phải tự chi trả. Việc học trực tuyến các môn chuyên ngành không đơn giản do họ không thể giao lưu hay trao đổi sau giờ học để có thể hiểu sâu hơn.

Những du học sinh đang làm nghiên cứu như tôi lại càng không dễ dàng vì ngoài việc học, chúng tôi phải có những bài báo khoa học - điều kiện bắt buộc để có thể tốt nghiệp.

Học trực tuyến, các du học sinh hệ nghiên cứu khó có thể trau dồi kinh nghiệm thực tiễn cũng như giảng dạy trong môi trường giáo dục. Trường cũng tạo điều kiện cho tôi dạy một số lớp cho sinh viên nhưng như vậy chưa đủ để tôi tiến bộ.

Toại học online tại nhà ở Hải Dương tháng 11/2020, sau khi trở về từ Trung Quốc và chưa thể sang lại vì dịch bệnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Toại học online tại nhà ở Hải Dương tháng 11/2020, sau khi trở về từ Trung Quốc và chưa thể sang lại vì dịch bệnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ở bậc tiến sĩ, chúng tôi phải tự chủ nghiên cứu, tự lập làm việc song vẫn cần sự chỉ đạo trực tiếp từ giáo sư, thay vì nhắn qua Wechat hay QQ. Các giáo sư đều rất bận, không thể lúc nào cũng ngồi chờ tin nhắn của bạn.

Câu chuyện nghiên cứu online cũng là vấn đề khiến tôi đau đầu. Tôi ở Hải Dương và quê tôi luôn có tên trong bản đồ chống dịch ở các đợt, đỉnh điểm là tháng 8/2020 hay đầu năm vừa rồi. Mỗi lần tôi định đi điều tra thực tế tại các khu vực có rừng ngập mặn, tìm hiểu thu nhập của nông hộ, hệ sinh thái tại các tỉnh, dịch bệnh lại bùng trở lại.

Hai năm qua, rất nhiều du học sinh phải nghỉ học để đi làm, kiếm tiền trang trải cuộc sống, giúp đỡ gia đình. Những bạn đang cố gắng duy trì việc học rơi vào lo lắng môn học này sẽ thế nào, môn học kia đăng ký tín chỉ ra sao, sách giáo khoa, các loại giáo trình không đầy đủ, thời gian học cũng không ổn định, khiến tinh thần học tập sa sút. Sức khoẻ của họ cũng bị ảnh hưởng do một ngày ngồi trước máy tính 6-8 tiếng "nhìn vào hư không" vì càng học càng không hiểu.

Tháng 9 hàng năm là tháng nhập học. Trong các hội, nhóm du học trên Facebook, Zalo hay Wechat, các bạn bàn luận sôi nổi, hỏi han nhau nhập học ngày nào, hay chia sẻ các đồ dùng cần chuẩn bị và lưu ý trước khi lên đường sang Trung Quốc.

Hội du học sinh Việt Nam tại các tỉnh, thành phố ở Trung Quốc cũng ráo riết cập nhật tình hình số lượng du học sinh của từng trường, thành lập đội tình nguyện viên để giúp đỡ tân sinh viên, sắp xếp người đưa người đón để các bạn khỏi bỡ ngỡ và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra trên đường nhập học. Việc này giờ đã trở thành văn hoá tương thân tương ái của người Việt xa xứ.

Nhưng hai năm nay, những câu chuyện trên chỉ còn là hoài niệm. Tôi nhớ cảm giác được cùng bạn bè hát vang Quốc ca khi tổ chức đại hội hay trong những cuộc liên hoan, cùng gói nem, làm chả, hay cầm lá cờ Việt Nam trên tay, mặc áo dài diễu hành tại một sự kiện nào đó trên đất bạn.

Đầu mỗi tháng, tôi thường đăng dòng chia sẻ "tháng sau nhập học", với mong muốn sớm được quay lại trường, tiếp tục nghiên cứu, tổ chức sự kiện cho du học sinh Việt Nam, tham gia các hoạt động học thuật cũng như ngoại khóa ở Trung Quốc.

Đoàn Bá Toại


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...