Danh sách bài viết

Giả thuyết về người tự bốc cháy

Cập nhật: 09/02/2024

Hiện tượng người tự cháy như ngọn đuốc sống có thể xảy ra do hiệu ứng sợi bấc với nhiên liệu cháy là mỡ trong cơ thể.

Hiện tượng người tự bốc cháy là gì?

Sự bốc cháy tự phát xảy ra khi một vật thể cháy mà không có nguồn đánh lửa bên ngoài - ngọn lửa hình thành từ các phản ứng hóa học bên trong vật thể. Trong trường hợp xảy ra ở người, hiện tượng này được gọi là người tự bốc cháy (SHC). Tuy nhiên, SHC vẫn gây nhiều tranh cãi và thiếu lời giải thích khoa học chắc chắn.

Các trường hợp được cho là SHC thường có một số điểm chung: Cơ thể bị phá hủy trong khi những thứ ngay xung quanh gần như nguyên vẹn. Tuy nhiên, không phải lúc nào toàn bộ cơ thể cũng biến thành tro. Trong một số trường hợp, chỉ có phần thân cháy rụi mà các chi không bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, các trường hợp SHC thường không có nguồn nhiệt rõ ràng nào có thể gây cháy. Phần lớn nạn nhân có chung những đặc điểm như là người lớn tuổi, thừa cân, cô lập về mặt xã hội, là phụ nữ, đồng thời đã uống một lượng lớn rượu.

SHC chưa từng được chứng kiến một cách đáng tin cậy. Bất chấp những hoài nghi, đôi khi SHC vẫn được chấp nhận trong pháp y và được liệt kê là nguyên nhân tử vong hợp pháp.

Những trường hợp người tự bốc cháy trong quá khứ

Tháng 12/2010, một người đàn ông 76 tuổi chết cháy trong phòng khách ở Ireland. Gần một năm sau, nhân viên điều tra kết luận ông chết do hiện tượng kỳ lạ mang tên tự cháy ở người (spontaneous human combustion). Hiện tượng này khiến cơ thể đột nhiên bốc cháy mà không có nguồn kích hỏa bên ngoài.

Theo Roger Byard, nhà nghiên cứu bệnh học ở Đại học Adelaide, cho biết khi tới hiện trường, nhân viên điều tra thường phát hiện tay và chân nạn nhân vẫn nguyên vẹn trong khi đầu và thân cháy thành tro. Đồ đạc gần đó thường bị hư hỏng rất ít. Nhưng nếu tự cháy là một hiện tượng thực tế, tại sao nó không xảy ra thường xuyên hơn. Chỉ có khoảng 200 báo cáo về hiện tượng như vậy trong 300 năm qua, không hề có dấu hiệu bị thiêu bằng một nguồn nhiệt ngoài.

    Các nạn nhân thường được phát hiện đơn độc ở trong nhà, với phần đầu và thân cháy rụi. Tuy nhiên tay chân lại còn nguyên vẹn. Trong vài trường hợp hiếm hoi, nội tạng không bị tổn hại. Các căn phòng hiện trường cũng không phát hiện thấy dấu vết bị cháy, ngoài một dư lượng dầu mỡ trên đồ nội thất và tường.

    Năm 1641, bác sĩ người Đan Mạch, Thomas Bartholin (1616-1680), đã mô tả cái chết lạ của Polonus Vorstius - một hiệp sĩ người Ý, trong cuốn sách ghi chép về những căn bệnh lạ. Năm 1470, sau khi uống một ít rượu mạnh, Vorstius bắt đầu nôn ra lửa trước khi bốc cháy. Đây được coi là trường hợp tự bốc cháy đầu tiên trong lịch sử nhân loại được ghi nhận.

    Giả thuyết về người tự bốc cháy
    Hình vẽ mô tả cảnh người tự bốc cháy. (Ảnh: Public Domain)

    Năm 1673, tác giả người Pháp Jonas Dupont cũng đã xuất bản một cuốn sách nghiên cứu về các Trường hợp tự bốc cháy (SHC). Một trong những vụ nổi tiếng nhất ở Pháp là năm 1725, một chủ nhà trọ ở Paris tỉnh giấc và phát hiện vợ mình đã cháy thành tro, thi thể nằm trên tấm đệm rơm. Tấm đệm còn nguyên, không bị cháy. Đồ gỗ xung quanh bà cũng còn nguyên.

    Tất cả những gì còn lại của người vợ, bà Millet, một người nghiện rượu mãn tính, là hộp sọ, vài đốt xương sống và xương cẳng chân. Người chồng ban đầu bị tình nghi giết vợ, tuy nhiên sau đó đã được tuyên vô tội, nhờ vào lời khai của một bác sĩ phẫu thuật tên là Claude-Nicolas Le Cat. Bác sĩ tình cờ nghỉ lại tại khu nhà trọ đã làm chứng cho người chồng. Cái chết của người vợ ông chủ nhà trọ sau đó được tuyên bố là do "sự trừng phạt của Chúa".

    SHC được nhiều người biết tới vào thế kỷ 19, khi nhà văn nổi tiếng người Anh Charles Dickens, dùng nó để "giết chết" một trong những nhân vật trong tiểu thuyết Bleak House. Các nhà phê bình cáo buộc Dickens đã mô tả những thứ không tồn tại, nhưng ông phản bác, chỉ ra cho đến thời điểm đó, đã có 30 ca SHC được ghi nhận.

    Giả thuyết về người tự bốc cháy
    Cảnh nhân vật bốc cháy trong tiểu thuyết Bleak House. (Ảnh: Acient Origins)

    Các vụ nạn nhân tự bốc cháy thường có đặc điểm: là người nghiện rượu mãn tính, thường là nữ giới trung niên, ngọn lửa gây ra rất ít thiệt hại tới các đồ vật xung quanh, cơ thể bốc cháy toát ra mùi hôi thối khó chịu.

    Đã có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của hiện tượng này, như chất béo trong cơ thể dễ cháy, acetone tích tụ, tĩnh điện, vi khuẩn, khí metan và thậm chí có cả sự can thiệp của Chúa. Nguyên nhân được giới khoa học đồng tình nhiều nhất là"hiệu ứng sợi bấc".

    Nếu coi cơ thể con người là một cây nến, thì phần chất béo trong người chính là sáp nến, nhiên liệu cho sự cháy. Tóc hay quần áo chính là sợi bấc. Nếu vì một nguyên nhân nào đó quần áo hay tóc bắt lửa, đầu tiên lửa sẽ đốt cháy lớp da người. Phần mỡ dưới da sẽ ngấm vào quần áo và tiếp tục trở thành nhiên liệu cho sự cháy.

    Giả thuyết này có thể giải thích được tại sao chỉ có cơ thể bị cháy, vùng xung quanh xác và các chi ít bị cháy. Tuy nhiên, nó chưa thể giải thích tại sao hiện tượng này chỉ diễn ra trong nhà. Chưa có vụ tự bốc cháy nào diễn ra ngoài đường phố, gần các nguồn dễ bắt lửa. Hiện tượng này cũng chỉ xảy ra ở người, không có báo cáo nào về việc động vật tự bốc cháy. Ngoài ra, giả thuyết này không thể giải thích tại sao các nạn nhân luôn bất động trong suốt thời gian bị cháy, cũng như tại sao đồ nội thất xung quanh thường vẫn còn nguyên vẹn. Hơn nữa, để có thể đốt nạn nhân thành tro, cần một nhiệt độ rất cao, vào khoảng 1.648 độ C. Nhiệt độ trong lò hỏa táng cũng chỉ đạt khoảng 982 độ C.

    Giả thuyết về người tự bốc cháy
    Giả thuyết "hiệu ứng sợi bấc". (Ảnh: Acient Origins)

    SHC không chỉ được ghi nhận trong những cuốn sách cổ, mà còn được ghi nhận trong thế giới hiện đại. Năm 2010 có một trường hợp tự bốc cháy xảy ra ở Ireland.

    Xác một người đàn ông lớn tuổi bị cháy đen, với đầu nằm gần lò sưởi. Căn phòng gần như không có thứ gì khác bị cháy, cả trên sàn nhà và phần trần nhà phía trên xác. Báo cáo điều tra của cảnh sát Ireland kết luận "tự bốc cháy" là nguyên nhân cái chết của người đàn ông 76 tuổi này.

    Nhiều người cho rằng, cơ thể con người chứa nhiều điều chưa được khám phá, mà một trong số đó là khả năng tự bốc cháy.


      Nguồn: /

      Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

      Các ngành công nghệ

      Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

      Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

      Các ngành công nghệ

      Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

      Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

      Các ngành công nghệ

      Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

      Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

      Các ngành công nghệ

      Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

      Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

      Các ngành công nghệ

      Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

      Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

      Các ngành công nghệ

      Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

      Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

      Các ngành công nghệ

      Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

      Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

      Các ngành công nghệ

      Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

      Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

      Các ngành công nghệ

      Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

      Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

      Các ngành công nghệ

      Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.