Danh sách bài viết

Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Cập nhật: 07/06/2020

Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong những trường hợp trên? Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?

Câu 1: Gợi ý câu hỏi tình huống

a) Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong những trường hợp trên?

Trả lời

  • Trường hợp thứ nhất: Hôn nhân ép buộc không có tình yêu, kết hôn khi chưa đủ tuổi của pháp luật quy định.
  • Trường hợp thứ hai: Đây là tình yêu nông cạn, cẩu thả, không chân chính, thiếu sự tôn trọng lẫn nhau.

b) Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?

Trả lời

  • Tình yêu là sự quyến luyến của 2 người khác giới. Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
  • Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
  • Vợ và chồng phải có thái độ tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, thuỷ chung, chăm sóc nhau. Có trách nhiệm cùng lao động để đảm bảo cuộc sống của gia đình, có trách nhiệm cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái trưởng thành...

Câu 2:

1) Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.

a) Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên

b) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con

c) Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp

d) Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính

đ) Kết hôn khi nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

e) Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc

g) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn cho con trong việc chọn bạn đời

h) Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm

i) Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con

k) Gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính

l) Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc

m) Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự trong gia đình.

Trả lời

Em đồng ý với những ý kiến: (d), (đ), (g), (h), (i), (k) vì những ý kiến đó dựa trên quan điểm của một tình yêu chân chính. Trách nhiệm tình cảm của mỗi người trong gia đình và thực hiện vấn đề hôn nhân đúng pháp luật quy định.

2) Em hãy tìm hiểu về những trường hợp tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật) và những lí do khác nhau của các trường hợp đó.

Trả lời

  1. Đó là trường hợp của L.V.C. và N.T.T. ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, cưới nhau được 3 năm, nhưng đôi vợ chồng trẻ này vẫn chưa được đăng kí kết hôn vì cô T. chưa đủ tuổi.
  2. Chuyện của L.T.M.H. (bước sang tuổi 17, ấp 2, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè). Hai năm trước, gia đình ép gả cô cho một thanh niên từ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đến Nhà Bè làm thuê. Sau hai năm chung sông, H. sinh được một bé gái. Vì không chịu nổi cảnh làm thuê làm mướn, luôn thiếu trước hụt sau, nên người chồng bỏ nhà đi biền biệt. Giờ đây H. hàng ngày phải dầm mình dưới các kênh rạch mò cua, bắt ốc để nuôi con.
  3. Người dân ấp Bàu Tre 2, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi xôn xao trước tin đám cưới của cô bé Ph.Th.M.T., con của ông P.H.S. và bà N.T.M. với chú rể là một thợ hàn ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi được tổ chức rình rang. Dư luận ở xã Tân An Hội đặc biệt quan tâm đến đám cưới này bởi cô dâu M.T. chỉ mới 14 tuổi. Bỏ qua mọi lời ra tiếng vào, đám cưới vẫn được tổ chức.
  4. Ở thôn 2, xã Đạ Oai, Huyện Đạ Hoai có nhiều trường hợp kết hôn ở tuổi 14, 15, 16 như Ka En, Ka Đes, Ka Rại, Ka Dội... Cá biệt năm 2003 có một nữ sinh lớp 6 bỏ học chuẩn bị lấy chồng, Ban Dân số và Hội Phụ nữ đến vận động, khuyên can nên em đã trở lại trường tiếp tục học tập!
  5. Tháng 5 - 2008, Vàng A Cháng ở bản Khốn Khia, xã Tả Khoa, Bắc Yên, Sơn La mới vừa tròn 15 tuổi. Thế mà cậu học trò của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Bắc Yên đã phải bỏ học để lấy vợ theo “lệnh” của ông bà, bố mẹ. Vợ Cháng kém cậu một tuổi. Trước đó, (cuối năm 2006), Cháng cũng đã ngậm ngùi xót xa cho đứa em gái mình là Vàng Thị Sai mới 12 tuổi đã bị bắt về nhà người ta làm vợ.

Đây là hai trong số gần 10 trường hợp tảo hôn ở bản Khôn Khia trong một năm trở lại đây. Trên thực tế, tảo hôn là một hủ tục đã trở thành thông lệ tiềm ẩn ăn sấu vào các thế hệ người Mông ở đây. Các chàng trai cô gái chưa đủ tuổi vị thành niên đã sớm kết hôn, bỏ lại sau lưng cả tuổi thơ tung tăng đến trường học cái chữ và vui đùa cùng chúng bạn. Cái “lí” vững nhát mà nhiều bậc ông bà, bố mẹ ở Khôn Khia dựa vào để “bảo vệ” cho nạn tảo hôn là phong tục duy trì từ ngàn đời nay như con suôi bao năm qua vẫn chảy. Bố mẹ tảo hôn, đến đời con, cháu cũng thế. Vậy nên người Mông ở Khốn Khia nghèo, đói khổ và vất vả triền miên.

3) Hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra mà em biết (đối với người tảo hôn, gia đình của họ và đối với cộng đồng).

Trả lời

  • Hậu quả đôi với người tảo hôn: Lấy vợ, lấy chồng sớm, sức khoẻ không đảm bảo, phải sống xa gia đình, không có người chăm sóc, chưa đủ khả năng lo cho cuộc sống của mình và con cái, hạnh phúc dễ tan vỡ.
  • Đối với gia đình: Gánh nặng cho gia đình.
  • Đối với cộng đồng: Hiện tượng tảo hôn là vi phạm pháp luật về hôn nhân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.

4) Học hết trung học phổ thông, Lan đang ở nhà chờ xin việc thì gặp và yêu Tuấn, cũng đang không có việc làm. Khi hai người xin cha mẹ cho kết hôn thì hai bên gia đình đều khuyên Lan và Tuấn hãy thư thả, bao giờ có việc làm thì hãy xây dựng gia đình, nhưng Lan và Tuấn không đồng ý, cứ thúc ép cha mẹ. Cuối cùng, hai gia đình đành phải chấp thuận cho Lan và Tuấn kết hôn.

Theo em, ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời

Ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng. Bởi vì, 2 người tuy đủ tuổi kết hôn nhưng vì sự nghiệp, công ăn việc làm chưa có thì không thể đảm bảo cho hạnh phúc gia đình sau khi đã kết hôn.

5) Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình và họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản, nhưng họ vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có quyền ngăn cản.

- Theo em, lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa có đúng không? Vì sao?

- Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ có hợp pháp không? Vì sao?

Trả lời

Lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa trong trường hợp này là không đúng, vì họ đã vi phạm khoản 13, điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: Cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời “... anh chị em con chú, con bác...”

Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ không hợp pháp, vì họ đã vi phạm những điều cấm kết hôn mà pháp luật quy định.

6) Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gả Bình cho một người nhà giàu ở xã bên. Bình không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức cưới, bắt Bình về nhà chồng.

- Việc làm của mẹ Bình là đúng hay sai? Vì sao?

- Cuộc hôn nhân này có được pháp luật thừa nhận không? Vì sao?

- Bình có thể làm gì đê thoát khói cuộc hôn nhân đó?

Trả lời

  • Việc làm của mẹ Bình là sai, vì Bình mới 16 tuổi chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật quy định và mẹ Bình cũng đã sai khi ép buộc Bình làm điều mình không muôn.
  • Cuộc hôn nhân này sẽ không được pháp luật thừa nhận, vì kết hôn chưa đủ tuổi; việc kết hôn là do sự ép buộc và chưa đủ tuổi nên Bình không thể đăng kí kết hôn được.
  • Để có thể thoát ra khỏi cuộc hôn nhân đó, Bình có thể nhờ bà con dòng tộc hoặc các cơ quan, đoàn thể, khuyên nhủ mẹ mình. Nếu không được thì nhờ pháp luật can thiệp.

7) Khi lấy anh Phú, chị Hoà đang là giáo viên tiểu học. Lấy nhau một thời gian thì anh Phú được cử làm phụ trách trạm bơm nước của xã nên không có thời gian chăm lo công việc đồng áng. Anh nghe theo bố mẹ, bắt chị Hoà phải bỏ nghề dạy học để về làm ruộng. Chị Hoà không đồng ý thì anh Phú doạ sẽ li hôn với chị.

Căn cứ vào quy định của pháp luật về hôn nhân, em hãy nêu nhận xét của mình về việc làm của anh Phú?

Trả lời

Việc làm của anh Phú là sai, anh Phú đã vi phạm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân đó là: vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ, chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.

8) Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ. Trước tình trạng đó, nhiều người cho rằng đó là chuyện bình thường, là việc riêng của vợ chồng, gia đình người ta, không nên can thiệp.

Em có tán thành quan niệm đó không? Vì sao?

Trả lời

Em không tán thành với quan niệm đó, bởi vì vợ chồng phải có nghĩa vụ tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ nhau. Hành động chồng ngược đãi, đánh đập, hành hạ vợ là trái với đạo đức, trái với pháp luật, bị xã hội lên án. Hành động “bạo lực gia đình” phải được chấm dứt trong một xã hội văn minh và mọi người sông có đạo đức, có văn hoá.

Nguồn: /

Đề xuất có giáo viên tiếng Anh trong trường mầm non công lập

Giáo dục và đào tạo

Các trường mầm non ở Hà Nội có chung đề xuất Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt vị trí việc làm cho giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ tại...

'Thế hệ XO'

Giáo dục và đào tạo

Đồng hồ điểm 16 giờ 5 phút, chị Hoàng Thanh Hiền tắt phụt màn hình máy tính, sấp ngửa chạy ra bấm thang máy. Tới hầm xe, chị có 3 phút để choàng hết đồ bảo hộ, chống chọi với thời...

Chọn học ngành 'nóng' sẽ dễ có việc làm?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian qua, nhiều ngành học mới ra đời đáp ứng xu hướng và được xem là ngành "nóng/hot". Tuy nhiên, những ngành học trước đó cũng vẫn không giảm 'nóng'. Vậy độ...

Chọn ngành 'nóng' phải chấp nhận cạnh tranh?

Giáo dục và đào tạo

Khi quyết định nộp hồ sơ vào các ngành học xu hướng, ngành 'nóng'/'hot', thí sinh có những thuận lợi và khó khăn gì? Với những ngành học không được xem là...

Từ hôm nay học sinh có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

Bắt đầu từ hôm nay 24.4, thí sinh đang học lớp 12 có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu.

Nhóm sinh viên đại diện Việt Nam đến Anh giành cơ hội khởi nghiệp bằng AI

Giáo dục và đào tạo

Với ý tưởng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tình trạng kích ứng và dị ứng da đầu, 3 sinh viên từ Trường ĐH RMIT Việt Nam đã vượt qua hơn 5.000 người để đại diện Việt...

Trang web tuyển sinh bị sập, dữ liệu thí sinh đăng ký có bị mất?

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vừa thông báo gia hạn thời gian đăng ký thi các môn năng khiếu và đăng ký xét tuyển trực tuyến sau sự cố trang web tuyển sinh bị sập nhiều ngày liền.

Đề kiểm tra ngữ văn lan tỏa tinh thần 'Sống đẹp' từ cuộc thi Báo Thanh Niên

Giáo dục và đào tạo

Sáng 24.4, học sinh lớp 9 Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) làm bài kiểm tra môn ngữ văn có chủ đề xuyên suốt 'Sống đẹp', với ngữ liệu ở phần đọc hiểu là đoạn trích của những bài viết về...

Tài trợ gần 30 tỉ đồng cho các dự án tiếng Anh, giáo dục, nghệ thuật

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh tài trợ 946.000 bảng Anh (gần 30 tỉ đồng) để hỗ trợ 30 dự án hợp tác giữa Anh và Việt Nam ở 3 lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, tiếng Anh nhằm tạo ra di sản lâu dài về kết nối, cộng tác...

Công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024

Giáo dục và đào tạo

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024.