Danh sách bài viết

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức

Cập nhật: 07/06/2020

Em hãy phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.

Bài 1 trang 66 GDCD 10: Em hãy phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.

Trả lời:

- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người mang tính tự nguyện, tự ý thức về hành vi của mình.

- Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật mang tính bắt buộc, cưỡng chế; được quy định bằng văn bản luật của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuân theo.

- Phong tục tập quán là những thói quen, nề nếp đã ổn định từ lâu đời. Có những phong tục tập quán không còn phù hợp, trái với đạo đức cần phải loại bỏ. Có những phong tục phát huy truyền thống trở thành nét đẹp văn hóa, cần duy trì và phát huy.

Bài 2 trang 66 GDCD 10: Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốn than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là người lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốn than thì bị dư luận phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng.

Em giải thích thế nào về việc này?

Trả lời:

- Ngày xưa việc chặt củi, đốt than được xem là việc làm lương thiện. Khi ấy, cây trên rừng không thuộc về ai, việc khai thác không liên quan đến ai, công cụ khai thác giản đơn, số lượng không đáng kể, đủ sống hàng ngày. Việc làm này góp phần nuôi sống bản thân, đồng thời đem lại nguồn chất đốt phục vụ cho xã hội.

- Tuy nhiên ngày nay thì việc làm đó được coi là hành động tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường và thiếu ý thức. Vì rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho con người về mặt kinh tế và điều hòa môi trường. Khi con người khai thác bừa bãi, không hợp lý, không có kế hoạch, hủy hoại rừng gây hậu quả mất cân bằng hệ sinh thái và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, không tốt cho con người và xã hội. Vì vậy, họ là người vi phạm đạo đức và pháp luật, bị dư luận phê phán.

Bài 3 trang 66 GDCD 10: Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này em có thể rút ra được những điều gì?

Trả lời:

- Ví dụ:

+ Con cháu không nghe lời khuyên của ông bà, cha mẹ, có hành vi vô lễ tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.

+ Học trò vô lễ với thầy cô không phải là vi phạm pháp luật nhưng không đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

- Bài học:

+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Do vậy, mỗi người cần nhận thức đầy đủ hành vi nhân cách của mình để ứng xử sao cho thấu đáo, đúng lễ nghĩa và chuẩn mực nề nếp xã hội.

Bài 4 trang 67 GDCD 10: Em hãy kể về một tấm gương đạo đức của một cá nhân mà em biết.

Trả lời:

Tấm gương đạo đức của Bác Hồ đã luôn được nhân dân Việt Nam ghi nhớ, học tập theo:

- Bác Hồ là một người có tình thương yêu bao la. Bác quan tâm lo lắng cho tất cả mọi người từ cụ già, em nhỏ, các đồng chí bộ đội đến từng người dân.

- Bác sống vô cùng giản dị, tiết kiệm, liêm chính.

- Bác có tình thần yêu nước và tự hào dân tộc mãnh liệt, sâu sắc.

Bài 5 trang 67 GDCD 10: Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây:

a. Đạo đức

b. Phong tục tập quán

c. Pháp luật

d. Cả ba yếu tố trên

Trả lời:

Chọn đáp án d. Cả ba yếu tố trên

Nguồn: /

Đề xuất có giáo viên tiếng Anh trong trường mầm non công lập

Giáo dục và đào tạo

Các trường mầm non ở Hà Nội có chung đề xuất Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt vị trí việc làm cho giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ tại...

'Thế hệ XO'

Giáo dục và đào tạo

Đồng hồ điểm 16 giờ 5 phút, chị Hoàng Thanh Hiền tắt phụt màn hình máy tính, sấp ngửa chạy ra bấm thang máy. Tới hầm xe, chị có 3 phút để choàng hết đồ bảo hộ, chống chọi với thời...

Chọn học ngành 'nóng' sẽ dễ có việc làm?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian qua, nhiều ngành học mới ra đời đáp ứng xu hướng và được xem là ngành "nóng/hot". Tuy nhiên, những ngành học trước đó cũng vẫn không giảm 'nóng'. Vậy độ...

Chọn ngành 'nóng' phải chấp nhận cạnh tranh?

Giáo dục và đào tạo

Khi quyết định nộp hồ sơ vào các ngành học xu hướng, ngành 'nóng'/'hot', thí sinh có những thuận lợi và khó khăn gì? Với những ngành học không được xem là...

Từ hôm nay học sinh có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

Bắt đầu từ hôm nay 24.4, thí sinh đang học lớp 12 có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu.

Nhóm sinh viên đại diện Việt Nam đến Anh giành cơ hội khởi nghiệp bằng AI

Giáo dục và đào tạo

Với ý tưởng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tình trạng kích ứng và dị ứng da đầu, 3 sinh viên từ Trường ĐH RMIT Việt Nam đã vượt qua hơn 5.000 người để đại diện Việt...

Trang web tuyển sinh bị sập, dữ liệu thí sinh đăng ký có bị mất?

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vừa thông báo gia hạn thời gian đăng ký thi các môn năng khiếu và đăng ký xét tuyển trực tuyến sau sự cố trang web tuyển sinh bị sập nhiều ngày liền.

Đề kiểm tra ngữ văn lan tỏa tinh thần 'Sống đẹp' từ cuộc thi Báo Thanh Niên

Giáo dục và đào tạo

Sáng 24.4, học sinh lớp 9 Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) làm bài kiểm tra môn ngữ văn có chủ đề xuyên suốt 'Sống đẹp', với ngữ liệu ở phần đọc hiểu là đoạn trích của những bài viết về...

Tài trợ gần 30 tỉ đồng cho các dự án tiếng Anh, giáo dục, nghệ thuật

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh tài trợ 946.000 bảng Anh (gần 30 tỉ đồng) để hỗ trợ 30 dự án hợp tác giữa Anh và Việt Nam ở 3 lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, tiếng Anh nhằm tạo ra di sản lâu dài về kết nối, cộng tác...

Công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024

Giáo dục và đào tạo

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024.