Danh sách bài viết

Giải thưởng Fields lần đầu vinh danh một phụ nữ

Cập nhật: 13/08/2014

Nhà toán học 37 tuổi người Iran Maryam Mirzakhani đã trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận huy chương Fields, giải thưởng toán học danh giá nhất thế giới được mệnh danh là “Nobel toán học”.

Nhà toán học Maryam Mirzakhani tại buổi trao thưởng ở Seoul - Ảnh: Reuters
Nhà toán học Maryam Mirzakhani tại buổi trao thưởng ở Seoul - Ảnh: Reuters

“Đây là một vinh dự lớn. Tôi sẽ rất hạnh phúc nếu điều này tạo động lực cho các nhà khoa học và nhà toán học nữ - trang web Trường Stanford dẫn lời giáo sư toán học Mirzakhani - Tôi tin chắc sẽ còn có nhiều phụ nữ đoạt các giải thưởng tương tự trong tương lai”.

"Tôi nghĩ mọi học sinh nên dành cho toán học một cơ hội... Nếu không có sự hứng thú đối với toán học, môn học này trở nên vô vị và khô khan. Chỉ những người kiên nhẫn theo đuổi mới thấy được vẻ đẹp của toán học" 

GS Maryam Mirzakhani

Hội đồng toán học quốc tế (ICM), khai mạc ngày 13-8 tại Seoul (Hàn Quốc), vinh danh Mirzakhani vì những đóng góp độc đáo trong lĩnh vực hình học.

“Mirzakhani thông thạo toán học và văn hóa toán học trong một phạm vi rộng. Cô là hiện thân của sự kết hợp hiếm hoi về khả năng kỹ thuật tối ưu, hoài bão lớn, tầm nhìn sâu và sự hăng say tìm hiểu” - AFP dẫn thông cáo của ICM cho biết.

Giáo sư Mirzakhani, chuyên gia nghiên cứu hình học về hình dạng khác thường, đã tìm ra phương pháp mới giúp tính toán khối lượng, thể tích của những đồ vật có hình thể cong, ví dụ yên ngựa. Mặc dù công trình nghiên cứu của giáo sư Mirzakhani được xem là “toán học thuần túy” thiên về lý thuyết, nhưng nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với vật lý và lý thuyết trường lượng tử.

Mirzakhani vinh dự nhận huy chương Fields từ tay Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. “Tôi chúc mừng những người thắng cuộc, và đặc biệt tuyên dương cô Maryam Mirzakhani, người đã trở thành phụ nữ đầu tiên đoạt giải thưởng Fields bằng chính nỗ lực và đam mê của mình” - bà Park, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, phát biểu.

Mirzakhani sinh ra và lớn lên tại Tehran (Iran). Cô lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Harvard (Mỹ) năm 2004 và hiện là giáo sư toán tại Đại học Stanford (bang California). Cô đang sống tại Mỹ cùng chồng và con gái 3 tuổi.

Giới toán học biết đến Mirzakhani khi cô còn là một thiếu niên đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế trong hai năm 1994 và 1995. Cô từng đoạt nhiều giải thưởng khác nhau như Giải thưởng Blumenthal năm 2009 vì sự tiến bộ trong nghiên cứu toán học, Giải thưởng Satter 2013 của Hiệp hội Toán học Mỹ.

Ba chủ nhân còn lại của huy chương Fields năm 2014 là nhà toán học Artur Avila (Pháp gốc Brazil); giáo sư Manjul Bhargava, người Mỹ gốc Canada đang giảng dạy tại Đại học Princeton (bang New Jersey, Mỹ) và giáo sư người Áo Martin Hairer (Đại học Warwick, Anh).

Giải thưởng trị giá 15.000 đôla Canada

Giải thưởng Fields được trao lần đầu vào năm 1936 ở Oslo (Na Uy) và lần thứ hai vào năm 1950 ở Cambridge (Anh). Sự gián đoạn do chiến tranh khiến giải thưởng bốn năm một lần này đến nay chỉ mới trao được cho 56 người. Ban đầu giải thưởng mỗi lần chỉ trao cho hai người, từ năm 1966 mới quyết định tăng lên bốn.

Nhà toán học người Canada John Charles Fields, người đã để lại tài sản lập giải thưởng, từng đề nghị lập ra một giải thưởng nhằm ghi nhận những công trình vừa kiệt xuất vừa có nhiều hứa hẹn phát triển trong tương lai, và chỉ được trao cho những nhà toán học không quá 40 tuổi vào năm họp đại hội toán học. Năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu là người Việt đầu tiên được trao giải này.

Đến nay người trẻ tuổi nhất được nhận huy chương Fields là nhà toán học Pháp Jean - Pierre Serre, người nhận giải thưởng lúc 27 tuổi vào năm 1954.

Người nhận giải thưởng, ngoài tấm huy chương Fields sẽ được nhận khoản tiền 15.000 đôla Canada (khoảng 13.700 USD).

Từng mơ ước trở thành nhà văn

Trong một bài phỏng vấn trên trang web của Trường đại học Stanford, Maryam Mirzakhani tiết lộ cô từng mong ước trở thành một nhà văn.

“Hồi bé tôi mơ trở thành nhà văn và khi có thời gian rảnh tôi chỉ ngồi cặm cụi viết tiểu thuyết. Tôi đọc tất cả các cuốn sách mà mình có được. Thật sự là tôi chưa từng nghĩ mình sẽ theo đuổi toán học cho đến khi vào trung học” - cô kể.

Tuy nhiên, cô gác lại giấc mơ văn chương sau khi bị các con số cuốn hút. Thiên bẩm về toán của cô chỉ bộc lộ khi người anh trai ra toán đố: tìm kết quả của bài toán cộng 100 số tự nhiên.

“Toán học rất vui nhộn. Nó giống như việc bạn giải một trò chơi ô chữ hoặc cố kết nối các manh mối trong một câu chuyện trinh thám. Tôi cảm thấy tôi có thể làm điều này, và tôi muốn theo con đường đó” - Mirzakhani giải thích thú vị về đam mê của mình.

Suýt mất mạng

Tháng 2-1998, ngay trước lễ mừng năm mới của Iran (vào tháng 3), các sinh viên xuất sắc của khoa toán Trường ĐH Sharif lên xe buýt về trường sau cuộc thi toán liên đại học tổ chức ở Ahvaz, cách thủ đô Tehran 800km.

Trên đường về, xe mất lái và rơi xuống vực tan nát. Sáu sinh viên thiệt mạng trong tai nạn này. Trong số những người sống sót có Maryam Mirzakhani nhưng cô bị thương nặng ở chân.

Đó là một tai nạn thảm khốc nhưng cũng còn chút may mắn cho ngành toán học Iran vì cô sinh viên 21 tuổi còn sống sót. Maryam khi đó đã lừng danh là một tài năng trẻ tuổi với hai huy chương vàng Olympic toán quốc tế trong hai năm 1994 và 1995, trong đó ở kỳ thi năm 1995 cô đạt điểm tuyệt đối 42/42.

Maryam từng học ở Trường trung học Farzanegan. Đây là một dạng trường chuyên dành cho những học sinh ưu tú nhất của Iran với chương trình học khó hơn nhiều so với các trường lớp khác.

Sau này khi sang Mỹ học ở Harvard, Maryam nhớ lại rằng cô suốt ngày phải giải thích với bạn học là ở Iran, nữ giới vẫn được phép vào đại học. Thực tế là ở Iran, theo nhà báo Iran Nasim Azadi, số nữ sinh vào đại học cao hơn cả nam sinh.

Trong một thập niên vừa qua, thống kê cho thấy số nữ sinh viên của Iran đã tăng từ 40% lên 60%. Và trong 2-3 năm tới, số cử nhân tại Iran sẽ gồm đến 70% là nữ giới.

Vẫn theo nhà báo Nasim Azadi, nền giáo dục Iran hiện nay có tính cạnh tranh rất cao giữa trường công và trường tư. Ở ĐH Sharif tại Tehran, nơi Maryam từng học, tỉ lệ cạnh tranh còn khốc liệt hơn và được ví là cả triệu thí sinh thi chỉ có trăm người đậu.

Cũng như nhiều sinh viên giỏi khác của Iran, Maryam đã chọn sang Harvard để học lấy bằng tiến sĩ. Còn theo nhật báo Iran Shargh, 76% học sinh Iran từng có huy chương trong các kỳ thi Olympic toán học hiện đang theo học ở các đại học lớn của Mỹ hoặc Anh.

Nguồn: /

Đề xuất có giáo viên tiếng Anh trong trường mầm non công lập

Giáo dục và đào tạo

Các trường mầm non ở Hà Nội có chung đề xuất Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt vị trí việc làm cho giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ tại...

'Thế hệ XO'

Giáo dục và đào tạo

Đồng hồ điểm 16 giờ 5 phút, chị Hoàng Thanh Hiền tắt phụt màn hình máy tính, sấp ngửa chạy ra bấm thang máy. Tới hầm xe, chị có 3 phút để choàng hết đồ bảo hộ, chống chọi với thời...

Chọn học ngành 'nóng' sẽ dễ có việc làm?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian qua, nhiều ngành học mới ra đời đáp ứng xu hướng và được xem là ngành "nóng/hot". Tuy nhiên, những ngành học trước đó cũng vẫn không giảm 'nóng'. Vậy độ...

Chọn ngành 'nóng' phải chấp nhận cạnh tranh?

Giáo dục và đào tạo

Khi quyết định nộp hồ sơ vào các ngành học xu hướng, ngành 'nóng'/'hot', thí sinh có những thuận lợi và khó khăn gì? Với những ngành học không được xem là...

Từ hôm nay học sinh có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

Bắt đầu từ hôm nay 24.4, thí sinh đang học lớp 12 có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu.

Nhóm sinh viên đại diện Việt Nam đến Anh giành cơ hội khởi nghiệp bằng AI

Giáo dục và đào tạo

Với ý tưởng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tình trạng kích ứng và dị ứng da đầu, 3 sinh viên từ Trường ĐH RMIT Việt Nam đã vượt qua hơn 5.000 người để đại diện Việt...

Trang web tuyển sinh bị sập, dữ liệu thí sinh đăng ký có bị mất?

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vừa thông báo gia hạn thời gian đăng ký thi các môn năng khiếu và đăng ký xét tuyển trực tuyến sau sự cố trang web tuyển sinh bị sập nhiều ngày liền.

Đề kiểm tra ngữ văn lan tỏa tinh thần 'Sống đẹp' từ cuộc thi Báo Thanh Niên

Giáo dục và đào tạo

Sáng 24.4, học sinh lớp 9 Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) làm bài kiểm tra môn ngữ văn có chủ đề xuyên suốt 'Sống đẹp', với ngữ liệu ở phần đọc hiểu là đoạn trích của những bài viết về...

Tài trợ gần 30 tỉ đồng cho các dự án tiếng Anh, giáo dục, nghệ thuật

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh tài trợ 946.000 bảng Anh (gần 30 tỉ đồng) để hỗ trợ 30 dự án hợp tác giữa Anh và Việt Nam ở 3 lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, tiếng Anh nhằm tạo ra di sản lâu dài về kết nối, cộng tác...

Công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024

Giáo dục và đào tạo

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024.