Danh sách bài viết

GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Cập nhật: 30/12/2017

  • GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA NÔNG THÔN
    TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

  •   Hồ Xuân Hùng

 
Hồ Xuân Hùng. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa nông thôn trong bối cảnh hiện nay
 

Văn hóa làng quê là nền tàng căn cốt nhất, xa xưa nhất của văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa làng quê là yếu tố nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ gìn nó là giữ gìn truyền thống và bản săc văn hóa quốc gia dân tộc. Trong quá trình xây dựng và phát triển, trường hợp Việt Nam, nếu phá vỡ, hủy hoại văn hóa làng xã, thôn quê là xóa nhòa/bỏ truyền thống văn hóa dân tộc. Bảo tồn, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới hiện nay là vấn đề quan trọng, không chỉ hiện tại mà ảnh hưởng lâu dài trong tương lai.

I. Sau gần 30 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới; đặc biệt là sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, có thể nói văn hóa Vn, trogn đó có văn hóa nông thôn đã có nhiều chuyển động thay đổi khá phức tạp, tích cực có, tiêu cực có, và tác động tới toàn bộ đời sống văn hóa quốc gia dân tộc trong thời gian vừa qua.

Không thể phủ nhận thực tế là đời sống vật chất của người dân nông thôn được nâng lên, nghèo đói giảm; Đời sống văn hóa, tinh thần phong phú hơn, đa dạng hơn; dân trí được nâng cao hơn, người dân tiếp cận nhiều hơn với văn hóa bên ngoài; có nhiều thông tin, tiếp cận và sử dụng nhiều yếu tố văn hóa, văn minh của thời đại. Đặc biệt sau gần chục năm triểu khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, không chỉ hạ tầng giao thông, kinh tế mà cả hạ tầng văn hóa xã hội đã được cải thiện, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Những phong trào: “Sạch làng, đẹp ruộng”; “Thắp sáng làng quê”; “Năm không ba sạch”…đang dần dần nâng cao ý thức của cư dân nông thôn về giữ gìn môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Nông thôn Việt Nam đang chứng tỏ nó là nơi lưu giữ những di sản văn hóa cho đất nước. Những lễ hội cổ truyền, dòng họ, những phong tục cổ xưa , nhưng nét đẹp văn hóa và tinh thần… đang được giữ gìn và tôn vinh.

Tuy nhiên, nông thôn Việt Nam, cụ thể hơn, nông thôn mới Việt Nam đang đối diện với rất nhiều bất cập và hệ lụy từ chính sự vận động của mình.

Thứ nhất, môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm, biến dạng, xuống cấp. Chưa đến mức mất kiểm soát cân bằng sinh thái nhưng do quá trình phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đã và đang tạo ra áp lực hủy hoại môi trường sinh thái nông thôn vô cùng tàn khốc.

Ngày nay, nông thôn… đâu đâu cũng tràn ngập rác thải, rác sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải do sản xuất nông nghiệp. Rác thải từ thành phố tràn lấp các vùng nông thôn…  Cây xanh trong các làng xóm bị tàn phá. Nông thôn cũng bị bê tông hóa. Một sự thật kệch cỡm là “Dở thôn, dở phố” đang diễn ra.

Trong quá trình sản xuất – kinh doanh, do nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí là nhận thức sai của một bộ phận không hề ít, người nông dân do hám lợi đã cố tình tự làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, đe dọa đời sống con người và sinh thái nông thôn. Văn hóa ứng xử với môi trường sinh thái ở nông thôn nước ta đang là báo động đỏ.

Thứ hai,văn hóa tổ chức cộng đồng và ứng xử xã hội nông thôn nước ta đang chịu quá nhiều áp lực của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Lao động nông nghiệp nếu như những năm đầu thế kỷ 20 và thập kỷ đầu thế kỷ 21 chủ yếu là người già và phụ nữ thì ngày nay chỉ còn chủ yếu là người già. Ngay cả trong các tổ chức chính trị, chính trị xã hội cũng chủ yếu là người già. Riêng tổ chức đoàn thành niên thì con số cứ giảm dần. Làng quê bây giờ có sự cố hỏa hoạn, hay tang lễ chủ yếu cũng người già tự lo.

Hầu hết các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội mang tính hình thức, hành chính thiếu tính chất tự nguyện, nó không còn là sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Nông thôn ngày nay đang dần phổ biến tình trạng “Đèn nhà ai rạng nhà nấy”. Thỉnh thoảng mới gặp vài điểm đánh cờ tướng hoặc đánh tổ tôm. Mọi hưởng thụ văn hóa ở các làng quê bây giờ chủ yếu là trên màn hình ti vi.

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa không chỉ lấy mất đất và thu hút lao động trẻ của nông nghiệp, nông thôn; mà nguy hại là đang đẩy những văn hóa đồi trụy, những thói hư của công nghiệp, công nhân về với nông dân, nông thôn. Lối sống lai căng dở Tây, dở ta đang tràn về nông thôn phá vỡ cả những kết cấu vật chất và nền tảng văn hóa truyền thống nông thôn Việt.

Các hoạt động văn hóa cộng đồng truyền thống của làng, xã giảm hẳn. Ở quê bây giờ nhiều hoạt động văn hóa; văn nghệ cũng “chuyên nghiệp hóa” dần, không chỉ thuê MC, mà thuê cả đám ca hát cho nó oách.

Văn hóa phong bì đã vào sâu ở nông thôn thay cho phong tục “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

Văn hóa ẩm thực thay đổi là đều tất yếu nhưng những món ăn, thức uống, vật dụng mang tính chất đặc sản/đặc trưng của các miền quê bị mất đi thì đáng buồn. Tết năm Giáp Ngọ tôi về quê (Diễn Châu, Nghệ An) ăn Tết, đến vui Xuân gia đình anh bạn cùng học, trong mâm cỗ đầu xuân cô con dâu người bạn khoe với tôi:“Chú ăn bánh chưng đi chú, bánh này ngon lắm cháu đặt mua từ Lào về đấy”. Tôi ngẩn người không biết nên nghĩ gì!?

Kiến trúc nông thôn của các tộc người, các vùng miền có đặc điểm, đặc trưng riêng, khác nhau. Nhưng thật đáng tiếc, những những đặc trưng ấy đang bị phá vỡ, bị quy đồng bởi những lối kiến trúc lạ lẫm. Có ý kiến cho là do chúng ta nghèo nên không giữ được. Không! Hoàn toàn không phải! ngoại trừ yếu tố do hậu quả chiến tranh, và thiên họa, thì nguyên nhân chủ yếu do chủ quan trong quá trình tổ chức lại sản xuất và dân cư nông thôn. Điều đáng trách hơn lại chủ yếu là do người giàu ở vùng thôn gây ra. Nhiều gia đình ở nông thôn cứ nghĩ mình có tiền là làm theo ý mình, không tôn trọng đến văn hóa làng và làng cũng thiếu một cơ chế để hướng cho mọi người và giám sát mọi người tuân theo nếp làng …

An ninh nông thôn đang là mối lo của hầu hết dân chúng. Các loại tệ nạn từ thành phố tràn về công phá nền tảng và truyền thống văn hóa làng xã.  

Thứ ba: Là văn hóa nhận thức của cư dân nông thôn.

Trong hầu hết các báo cáo cũng như nhận xét của lãnh đạo các cấp khi nói đến nguyên nhân của sự yếu kém hay chưa thành công của nhiệm kỳ, hay công việc nào đó liên quan đến dân đều có nhận xét là do điều kiện dân trí thấp. Và hầu hết các nhận xét này đều ám chỉ về số đông là cư dân nông thôn. Nhận xét này không hẳn sai nhưng cần trao đổi thêm.

Thực tế nước ta là lao động nông nghiệp hầu hết là được học ít do điều kiện kinh tế và xã hội thời đại họ sinh sống là chủ yếu, chứ không phải họ không học được (số này rất ít). Thế hệ nông dân lớn tuổi tuy học ít nhưng được giáo dục nhiều về nếp sống, về thuần phong mỹ tục, về đạo đức, về tính kiên trì… và họ sống rất có văn hóa. Thế hệ người dân trẻ thường có học nhiều hơn, ít nhất là hết phổ thông cơ sở, hoặc phổ thông trung học, rồi bộ đội phục viên (theo con số cho biết đến giữa tháng 8/2014 có tới hơn 80%) quân nhân nghĩa vụ là con em nông dân), họ tiếp nhận được nhiều thông tin hơn, đi đây đi đó (kể cả  đi xuất khẩu lao động nước ngoài về) nhiều hơn. vậy có đúng là dân trí thấp không? Và nếu có tình trạng này thì vì sao, và vì ai? Cần phải làm rõ điều này trong quá trình tổ chức xây dựng nông thôn hiện nay.

 2. Vì sao văn hóa nông thôn đang đứng trước báo động đỏ? Ngoài những nguyên nhân đã nêu trong Nghị quyết TW 9 khóa XI của Đảng, tôi muốn đề cập rõ hơn bốn vấn đề:

i. Đất nước ta một thời kỳ dài quản lý xã hội và văn hóa nặng về hành chính nhà nước và hệ thống chính trị xã hội thực chất cũng hoạt động theo lối hành chính. Vì vậy, không chỉ giảm tính năng động sáng tạo, mà còn tạo ra ỷ lại của người dân và cả số đông đội ngũ văn nghệ sỹ, nghệ nhân… Từ trạng thái cấm đoán (không quản được thì cấm) nhà nước đi đến “mở cửa” có lúc thiếu hướng dẫn, thiếu kiểm soát đến thương mại hóa hoặc chính trị hóa. Ngay cả nhiều lĩnh vực hoạt động văn hóa mà hiện nay nhà nước gọi là “xã hội hóa”, thực sự nó đã xã hội hóa từ khi chưa “nhà nước hóa”. Có nghĩa là ngay từ đầu chúng ta đã nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí sai lệch bản chất của vấn đề.

ii. Chúng ta chưa tập trung cao giáo dục xây dựng nhân cách con người Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế; tập trung rất cao giáo dục lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào mà quá nhẹ giáo dục yêu gia đình, yêu quê hương. Một thực tế là ai đó nếu không yêu gia đình, yêu quê hương thì không thể yêu Tổ quốc được. Đã “Không yêu Ông Bà sao yêu nổi nhân dân”.

iii. Chưa thiết lập hợp lý mối quan hệ giữa quy định của luật, của nhà nước mới với các hương ước làng xã, các chế định của làng xã có từ trong lịch sử với quy chế mới cho phù hợp với quá trình phát triển; Thiếu xử lý kịp thời một số yếu tố mang tính truyền thống trong quá trình tổ chức lại sản xuất, bố trí lại dân cư.

Chưa kết hợp cái “phép vua” và “lệ làng” thành hệ thống chặt chẽ để tạo ra sức mạnh tinh thần của cộng đồng.

iv. Văn hóa ứng xử Việt Nam là: Trẻ xông pha, già mẫu mực; Từ khi có đảng thì: “Đảng viên đi trước làng nước theo sau”; Rồi: “Cán bộ là công bộc của dân”. Trong nhiều năm trở lại đây nhìn vào từng địa phương cụ thể và trên phạm vi rộng, người dân và lớp trẻ nghi ngờ những triết lý ấy. Lòng tin giảm hẳn. Văn hóa “xếp hàng” không đến lượt, họ phải chen lấn xô đẩy. Không ai phạt người chen lấn, thì cả đoàn xô đẩy. Chờ “công bộc” thì hỏng việc, họ phải lo lót. Một người lo lót không ai phản ứng, thì cả làng chạy lo lót. Một nguyên nhân nữa, ở nhiều làng quê vẫn tồn tại không ít “Bá Kiến”, thì không thể không có “Chí Phèo”.

3. Chúng ta đang thực hiện chiến lược xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước với mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn, làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng hiện đại.

Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết TW 9 khóa XI đã nêu ra 6 nhiệm vụ và 4 giải pháp. Qua khảo sát thực tiễn ở khu vực nông nghiệp, nông thôn trong cả nước, chúng tôi thấy cần nhấn mạnh một số vấn đề.

Thứ nhất, phải khẳng định xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế là nhiệm vụ cấp bách số một hiện nay và đóng vai trò quyết định trong giữ gìn và phát triển văn hóa Việt Nam nói chung.

Xây dựng văn hóa trong chính trị phải đi trước một bước.Từ khi Đảng ta nắm chính quyền, với quyền lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện thì mỗi hoạt động chính trị đã thực sự chi phối, tạo tạo ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân từ thành thị đến nông thôn. Mọi hành vi văn hóa chính trị đều ảnh hưởng, chi phối trực tiếp đến người dân, cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện thì những mặt trái của nó đang tác động rất mạnh vào hoạt động chính trị.

Nguy cơ lớn nhất hiện nay của xã hội ta là sự mất lòng tin. Không chỉ dân mất dần lòng tin vào Đảng mà ngay cả các đảng viên cũng giảm sút lòng tin. Phải đặt câu hỏi thẳng thắn rằng Đảng viên có tin nhau không? Cấp dưới có tin cấp trên và ngược lại không? Một số chính trị gia lão luyện nói với tôi rằng: Nguy cơ lớn nhất của xã hội ta là “Cấp trên nói một đằng làm một nẻo”; “Cấp dưới không dám nói thật với cấp trên”. Vì sao khi tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp thứ 2 khóa XIV đồng chí Tổng Bí thư phải nói rằng: “Ta đánh ta là khó lắm các bác ạ!” Khi thảo luận về Nghị quyết TW 4 khóa XII và ngay cả trước và trong Đại hội XII của Đảng, không ít Ủy viên BCH TW phải đặt câu hỏi vì sao có tình trạng mua quan bán chức? Có chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển? … Văn hóa trong chính trị, trong đó có văn hóa của những cá nhân trong hệ thống chính trị và nhất là người có chức, có quyền có tác dụng chi phối rất lớn đến văn hóa xã hội. Một đòi hỏi rất khắt khe của người dân là tính gương mẫu của đội ngũ cán bộ của Đảng, cả trong công việc và đời sống riêng tư..

Một xã hội mà không định hướng được niềm tin thì nhất định dẫn đến rối loạn, mất phương hướng và nguy nhất là không ở tầng nổi mà nó ăn sâu vào trong cư dân, làm cho dư luận trong cư dân nông thôn bị lệch hướng.

Vì vậy, Đảng, Nhà nước các cấp cần chỉnh đốn ngay nội bộ và tập trung nhiệm vụ cấp bách xây dựng văn hóa trong chính trị, mà biểu hiện thiết thực là văn hóa trong đội ngũ cán bộ của Đảng từ Trung ương đến chi bộ thôn bản, làng xã … Phải sửa từ trên xuống mới xây được từ dưới lên.

Xây dựng văn hóa trong kinh tế là khâu then chốt trong xây dựng văn hóa ở nông thôn. Xã hội chúng ta đang phát triển, đã đến lúc chúng ta phải xây dựng môi trường thi đua làm giàu- làm giàu chính đáng; phê phán và xóa bỏ môi trường làm giàu phi đạo đức, thứ làm giàu bằng mọi giá, làm giàu thiếu văn hóa, thiếu lương tâm.

Để làm được điều đó, không thể khác, cần song song tăng cường giáo dục đạo đức và xây dựng pháp luật. Nhưng điều cực kỳ quan trọng là xây dựng và thực hiện được quyền làm chủ của người dân từ nơi cư trú đến nơi công tác, từ công sở đến đồng ruộng, chuồng trại. Văn hóa công sở và văn hóa doanh nghiệp chi phối văn hóa đồng ruộng. Một chính sách thiếu nhân văn, một công chức, một doanh nhân vô văn hóa sẽ gây nên hệ lụy vô cùng lớn đến đời sống văn hóa của nông dân, nông thôn.

Mặt trái của kinh tế thị trường, nhất là thị trường nửa vời, thị trường chưa hoàn thiện đẻ ra gian dối, phi đạo đức, lừa đảo… đang đổ về nông thôn ngày một dữ dội. Doanh nghiệp lừa đảo người dân nhiều hơn người dân lừa doanh nghiệp; Công chức gây khó dễ cho doanh nghiệp, cho dân nông thôn, chứ không có chiều ngược lại.Vì vậy trong xây dựng văn hóa kinh tế phải tập trung vào những trọng điểm văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa chợ, văn hóa đồng ruộng, văn hóa trong quá trình sản xuất, tiêu dùng.

Xây dựng văn hóa kinh tế thị trường trong từng gia đình ở nông thôn từ lương tâm đạo đức đến ứng xử xã hội, cộng đồng. Câu tục ngữ cho ông ta dạy: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”, phải xây dựng văn hóa trong tất cả các hoạt động của xã hội nông thôn mới có thể có văn hóa nông thôn tiên tiến hiện đại.

Để xây dựng được văn hóa trong kinh tế cần phải minh bạch được kinh tế. Để minh bạch được kinh tế thì phải minh bạch được chính trị. Vì vậy xây dựng văn hóa trong chính trị phải đi liền với xây dựng văn hóa kinh tế.

Xây dựng con người mới ở nông thôn trong môi trường văn hóa mới, kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp với tiếp thu văn hóa tiên tiến của nhân loại trong đời sống hội nhập ngày càng sâu rộng là mục tiêu và là động lực quyết định của quá trình xây dựng và phát triển văn hóa nông thôn.

Nâng cao đời sống tinh thần cho cư dân nông thôn là mục tiêu chiến lược trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Không chỉ chăm lo xây dựng cơ sở vật chất văn hóa - xã hội, mà cần phải tập trung chăm lo môi trường văn hóa xã hội, đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn, tạo điều kiện để môi trường văn hóa phát triển. Những vùng nông thôn có truyền thống lâu đời cần rà soát lại những quy ước của làng xã gắn với xây dựng những quy ước mới phù hợp với thực tế hiện nay, vừa giữ gìn các giá trị truyền thống, vừa loại trừ được những hủ tục lạc hậu. Làm được vậy sẽ góp phần quan trọng giữ chân người ở lại nông thôn và thu hút người xa xứ luôn nhớ về quê hương.

Những vùng nông thôn mới được tổ chức thì vừa khai thác phát huy đặc điểm văn hóa của các nhóm dân cư vừa quan tâm xây dựng những quy ước, những chuẩn mực văn hoá mới phù hợp với thời đại, không để người dân mất phương hướng trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa.

Trong xây dựng văn hóa nông thôn rất cần chống khuynh hướng phô trương hình thức, không lo phát huy nguồn lực tại chỗ, mà cứ “khó làm quá thì thuê” sẽ làm giảm tác dụng văn hóa.

Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế phải từ trong cá nhân, gia đình ra nhà trường, xã hội. Cộng đồng xã hội phải quan tâm đến đời sống văn hóa cho những người, những gia đình khó khăn, không bỏ rơi những người lầm lỡ, không may mắn, thậm chí thiếu văn hóa, thiếu giáo dục. Trách nhiệm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh là của cả xã hội. Trong đó những người đứng đầu các tổ Đảng, chính quyền có vai trò rất quan trọng.

Thực hiện thành công chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chúng ta đã chăm lo phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng cho cư dân nông thôn đang chiếm hơn 70% dân số cả nước.

Muốn làm được điều đó, thiết nghĩ, quan trọng nhất là nhận thức đúng thực trạng để có những mục tiêu, kế hoạch và giải pháp phù hợp, hiệu quả, không phiêu lưu và không thoát ly truyền thống văn hóa làng xã của dân tộc./.  

Nguồnhttp://vanhoanghean.com.vn

Nguồn: / 0

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...