Danh sách bài viết

Giữ nguyên 4 năm học THCS

Cập nhật: 27/08/2014

Tiến sĩ Nguyễn Đình Châu, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục, cho biết: “Các ý kiến của thành viên Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục đều thống nhất, giữ ổn định giáo dục phổ thông 12 năm như hiện nay”.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp năm 2014.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp năm 2014.

Theo TS Trần Đình Châu, Chánh văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục cho biết, tổng số năm học của giáo dục phổ thông trong 2 kỳ họp, ngày 20/8 của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực cũng như phiên họp này của Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục và đào tạo ngày 26/8, đều thống nhất: Giữ ổn định giáo dục phổ thông 12 năm, tăng cường các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo và giáo dục hướng nghiệp từ cuối cấp THCS.

TS Châu cho hay, sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban cũng đã kết luận giữ nguyên cơ cấu, hệ thống giáo dục phổ thông ổn định như hiện nay, không gây xáo trộn.

Phát biểu tại cuộc họp Ủy ban Đổi mới giáo dục và đào tạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, một số vấn đề liên quan đến giáo dục phổ thông như số năm học, tổ chức trường chuyên cần được nghiên cứu tiếp.

Hôm nay, ngày 28/8, hội thảo tham vấn của ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến về hệ thống giáo dục phổ thông từ hội thảo này.

Trước đó, Bộ GD-ĐT đưa ra 2 phương án về Hệ thống giáo dục phổ thông:

Phương án 1: Giáo dục cơ bản 10 năm (giáo dục tiểu học 5 năm, giáo dục trung học cơ sở 5 năm) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (giáo dục trung học phổ thông) 2 năm. Tổng cộng, giáo dục phổ thông là hệ có 12 năm học.

Phương án 2: Giáo dục cơ bản 9 năm (giáo dục tiểu học 5 năm, giáo dục trung học cơ sở 4 năm), giáo dục định hướng nghề nghiệp (giáo dục trung học phổ thông) 3 năm. Hệ thống này gồm 12 năm học - đó là hệ thống có cấu trúc như hệ thống hiện hành.

Góp ý về vấn đề này, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam băn khoăn: “Chưa rõ cơ sở khoa học nào để mang ra cân nhắc hai phương án này”.

GS Dong cho rằng, trên thế giới, hệ thống giáo dục phổ thông khá phong phú, số lượng các phương án cần chọn nhiều hơn số lượng Bộ đang cân nhắc như: Hệ giáo dục phổ thông 10 năm, có ở 4 nước; Hệ giáo dục phổ thông 11 năm, có ở 36 nước ; Hệ giáo dục phổ thông 12 năm, có ở 117 nước; Hệ giáo dục phổ thông 13 năm, có ở 44 nước; Hệ giáo dục phổ thông 14 năm, có ở 2 nước

Việt Nam là nước có hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm, cấu tạo như sau: 5 năm tiểu học + 4 năm trung học cơ sở + 3 năm trung học phổ thông. Rất nhiều nước có hệ thống giáo dục 12 năm nhưng lại bố trí 6 + 3 +3. Một số nước khác chọn hệ thống 5 + 5 + 2 (cũng là 12 năm).

Tại sao nhiều nước lại chọn mô hình 6 + 3 + 3, nhất là các nước gần Việt Nam. Đó là câu hỏi nên nghĩ tới. Cũng có nhà nghiên cứu ở Việt Nam lại muốn chọn hệ thống giáo dục phổ thông 11 năm, với nhiều lý do, trong đó có lý do chữ quốc ngữ chỉ cần 3 tháng là đọc được viết được. Chữ Trung Quốc học hết tiểu học cũng chỉ viết được vài nghìn chữ nên họ cần kéo dài tiểu học...

Về cái lý, chưa ai có sức thuyết phục người khác. Tôi chỉ nghĩ thế này: phải cân nhắc đến đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ em Việt Nam, đến điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đến yêu cầu công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế... mà định hình hệ thống giáo dục phổ thông.

Theo GS Dong, khi Quốc hội thông qua hệ thống nào rồi thì mới nói đến chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, cơ chế quản lý… Điều đặc biệt quan trọng là phải thực nghiệm sư phạm toàn bộ chương trình và sách giáo khoa trong một vài năm rồi hãy kết luận hệ thống ấy có dùng được không.

Năm xưa, ông Zankov ở Nga đề xuất hệ thống tiểu học 3 năm, cho soạn chương trình và sách, đem thực nghiệm ở 2000 trường thuộc Liên bang Xô Viết trong 3 năm.

Thế mới gọi là có trách nhiệm. Ở Việt Nam, nếu định chọn hệ (5 + 5) + 2 thì cần sớm trình Quốc hội, rồi thực nghiệm một số năm. Đến năm 2020 mà cảm thấy dùng được hãy mang ra áp dụng đại trà.

Theo Hồng Hạnh

Nguồn: Dân Trí

Nguồn: /

Đề xuất có giáo viên tiếng Anh trong trường mầm non công lập

Giáo dục và đào tạo

Các trường mầm non ở Hà Nội có chung đề xuất Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt vị trí việc làm cho giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ tại...

'Thế hệ XO'

Giáo dục và đào tạo

Đồng hồ điểm 16 giờ 5 phút, chị Hoàng Thanh Hiền tắt phụt màn hình máy tính, sấp ngửa chạy ra bấm thang máy. Tới hầm xe, chị có 3 phút để choàng hết đồ bảo hộ, chống chọi với thời...

Chọn học ngành 'nóng' sẽ dễ có việc làm?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian qua, nhiều ngành học mới ra đời đáp ứng xu hướng và được xem là ngành "nóng/hot". Tuy nhiên, những ngành học trước đó cũng vẫn không giảm 'nóng'. Vậy độ...

Chọn ngành 'nóng' phải chấp nhận cạnh tranh?

Giáo dục và đào tạo

Khi quyết định nộp hồ sơ vào các ngành học xu hướng, ngành 'nóng'/'hot', thí sinh có những thuận lợi và khó khăn gì? Với những ngành học không được xem là...

Từ hôm nay học sinh có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

Bắt đầu từ hôm nay 24.4, thí sinh đang học lớp 12 có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu.

Nhóm sinh viên đại diện Việt Nam đến Anh giành cơ hội khởi nghiệp bằng AI

Giáo dục và đào tạo

Với ý tưởng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tình trạng kích ứng và dị ứng da đầu, 3 sinh viên từ Trường ĐH RMIT Việt Nam đã vượt qua hơn 5.000 người để đại diện Việt...

Trang web tuyển sinh bị sập, dữ liệu thí sinh đăng ký có bị mất?

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vừa thông báo gia hạn thời gian đăng ký thi các môn năng khiếu và đăng ký xét tuyển trực tuyến sau sự cố trang web tuyển sinh bị sập nhiều ngày liền.

Đề kiểm tra ngữ văn lan tỏa tinh thần 'Sống đẹp' từ cuộc thi Báo Thanh Niên

Giáo dục và đào tạo

Sáng 24.4, học sinh lớp 9 Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) làm bài kiểm tra môn ngữ văn có chủ đề xuyên suốt 'Sống đẹp', với ngữ liệu ở phần đọc hiểu là đoạn trích của những bài viết về...

Tài trợ gần 30 tỉ đồng cho các dự án tiếng Anh, giáo dục, nghệ thuật

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh tài trợ 946.000 bảng Anh (gần 30 tỉ đồng) để hỗ trợ 30 dự án hợp tác giữa Anh và Việt Nam ở 3 lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, tiếng Anh nhằm tạo ra di sản lâu dài về kết nối, cộng tác...

Công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024

Giáo dục và đào tạo

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024.