Danh sách bài viết

Hiệu ứng con chuột chũi: Ở nhà quá lâu sẽ khiến bạn ngốc nghếch đi!

Cập nhật: 11/04/2024

Khi ở trong một môi trường quá quen thuộc và không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, khả năng nhận thức và trí thông minh của một người suy giảm dần.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, ngày càng có nhiều người lựa chọn làm việc tại nhà hoặc không muốn giao tiếp nhiều với xã hội. Theo quan điểm của một số người, họ có thể giao tiếp và kiếm tiền thông qua máy tính hoặc điện thoại mà không cần phải bước chân ra khỏi cửa. Tuy nhiên, việc ở lâu trong nhà như vậy liệu có tốt cho sức khoẻ?

Một nghiên cứu trên "Journal of Cognitive Neuroscience" (Tạp chí khoa học thần kinh nhận thức) được xuất bản bởi MIT và Viện khoa học thần kinh nhận thức (Mỹ) cho thấy, việc sống trong cùng một môi trường trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm nhận thức của một cá nhân. Hiện tượng này còn được gọi là "hiệu ứng chuột chũi".

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Đại học New South Wales, Mỹ. Họ đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 4.175 người phải sống trong tình trạng cách ly kéo dài do .

Ở nhà quá lâu khiến trí thông minh của một người giảm dần.
Ở nhà quá lâu khiến trí thông minh của một người giảm dần. (Ảnh minh họa).

Kết quả cho thấy sau khi những người này trải qua thời gian dài bị cô lập, không chỉ sức khỏe tinh thần của họ sa sút mà khả năng nhận thức cũng kém đi, thậm chí một số người còn dần rơi vào tình trạng trầm cảm.

Trong số đó, hơn 70% số người được khảo sát bày tỏ những cảm xúc tiêu cực như buồn chán, trầm cảm, sợ lây nhiễm, khoảng 30% gặp phải tình trạng suy giảm nhận thức trong thời gian cách ly, chẳng hạn như trí nhớ suy giảm hoặc khó tập trung.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ở trong môi trường đơn điệu trong thời gian dài là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về tâm lý và nhận thức.

Một môi trường đa dạng có thể giúp kích thích trí não và cải thiện các chức năng về thể chất. Nếu ở trong một môi trường giống nhau từ ngày này sang ngày khác, não sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt các ký ức khác nhau, điều đó dẫn đến suy giảm nhận thức.

Một báo cáo trên tạp chí "World Biological Psychiatry" (Tạp chí Tâm thần Sinh học Thế giới) cho biết, thời gian  con người tiếp xúc với môi trường ngoài trời càng lâu, tỷ lệ hình thành vùng màu nâu xám ở vỏ não càng nhiều. Vùng này có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng ghi nhớ, đồng nghĩa với việc ở mãi trong nhà trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, một nghiên cứu đã được công bố trên "New England Journal of Medicine" (Tạp chí Y học New England) đã thực hiện tại một trạm nghiên cứu ở Nam Cực. Trong khoảng thời gian khoảng một năm rưỡi, mức độ của yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (neurotrophic factors) của các nhân viên sống tại đây giảm đi gần một nửa. Mức giảm này có mối liên hệ mật thiết với tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm, điều này cho thấy sống lâu dài trong cùng một môi trường có thể gây ra các vấn đề tâm lý.

Các chuyên gia tâm thần học của Học viện Khoa học Hoàng gia New Zealand qua khảo sát hơn 40.000 tình nguyện viên Na Uy nhận thấy những người thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời, bất kể cường độ hoạt động như thế nào, có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn đáng kể so với những người tránh các hoạt động xã hội và ở nhà trong thời gian dài.

Nhìn chung, những người không tham gia các hoạt động ngoài trời có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 1 đến 2 lần.

Có thể thấy, ở nhà quá lâu là lối sống không lành mạnh, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần.

Là một sinh vật xã hội, con người cần sự hỗ trợ của cộng đồng, ngay cả người hướng nội cũng cần tham gia các hoạt động xã hội. Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng, cá nhân rất dễ cảm thấy bị cô lập và bất lực.

Một số người chọn cách ở nhà trong thời gian dài, thường là do họ thiếu kỹ năng xã hội, khép kín và khó tìm được chỗ đứng cho riêng mình trong xã hội.

Lấy Xiao Xiao (Trung Quốc) 28 tuổi làm ví dụ, trình độ học vấn của anh khá hạn chế nên chỉ có thể làm lao động chân tay. Sau khi mất việc, anh tính ở nhà nghỉ ngơi một thời gian nhưng không ngờ lại nghiện game, kiếm một chút tiền tiêu nhờ vào việc bán các thiết bị ảo, dần dần anh không muốn ra ngoài nữa.

Dù thu nhập này chỉ đủ trang trải cuộc sống và cuộc sống vô cùng bấp bênh nhưng anh vẫn chọn cách không đi tìm việc làm. Nghiện game, không muốn giao tiếp với người khác khiến sức khỏe anh ngày càng sa sút. Anh cho biết mình tìm thấy giá trị của bản thân trong thế giới trò chơi. Vì vậy, ngay cả khi nhận thấy lối sống này không lành mạnh, anh chọn tiếp tục đắm chìm vào nó và không muốn đối diện với thế giới thực.

Hiện tượng này không phải là trường hợp cá biệt mà nó xảy ra ở khắp nơi trên thế giới.

Ở Nhật Bản, kiểu người này được gọi là "hikikomori", có nghĩa là "thu mình vào trong, bị giam hãm", họ không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, chọn ở nhà và né tránh các hoạt động xã hội. Hành vi né tránh xã hội ngày khiến họ bước vào vòng luẩn quẩn, cuối cùng dẫn tới suy giảm trí thông minh và năng lực xã hội.

Trên thực tế, kỹ năng xã hội không phải bẩm sinh, nó được tích luỹ dần thông qua việc thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội. Bằng cách liên tục tương tác với thế giới bên ngoài, một người có thể tìm thấy vị trí của mình trong các môi trường và tình huống khác nhau. Họ nhận ra giá trị bản thân và duy trì trạng thái tâm lý lành mạnh.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.