Danh sách bài viết

Học sinh thiếu 'quyền nói' phải chăng do giáo viên thiếu kỹ năng?

Cập nhật: 19/02/2024

Thiếu 'quyền nói', học sinh ví lớp học như 'nhà tù'

Ở học kỳ I năm học lớp 6, con gái lớn của tôi bị điểm khá thấp ở môn toán so với kỳ vọng và nghĩ bản thân dở toán. Khi ngồi lại cùng con tìm hiểu vấn đề, con cho rằng cô giảng bài “hôm thì nghe ổn, hôm thì chán, buồn ngủ”. Vì vậy, tôi nhờ một người quen giỏi toán, biết cách truyền đạt giúp con củng cố kiến thức. Bước qua học kỳ 2, điểm toán con bứt phá hẳn.

Qua câu chuyện của con gái, tôi nhớ lại bản thân mình từng trải qua những ngày tháng học tập như thế, kể cả bậc đại học lẫn cao học. Có những ngày các vị giáo sư, tiến sĩ thao thao bất tuyệt, bất kể sinh viên có tiếp thu hay không.

Gần đây, khi đọc một quyển sách, tôi lưu ý hội thoại giữa vua George VI của Anh cùng quan cận thần. Cụ thể, vị quan hỏi: “Vì sao thần phải phí thời gian ngồi nghe?”. Vua George VI đáp: “Vì ta có quyền bắt các ngươi phải nghe. Ta có quyền nói”.

Nếu đặt hội thoại trên bối cảnh giáo dục thì nó khá đúng để hình dung vị thế của học trò và người thầy trong lớp học truyền thống hiện nay. Người duy nhất có quyền nói trong lớp học là giáo viên, bất kể học trò thích nghe hay không.

Cách đây hơn 10 năm, trong lớp học thạc sĩ của tôi, một giáo sư có tiếng mở đầu bài giảng với phát biểu: “Chúng tôi không còn là sinh viên chỉ biết lắng nghe, mà phải có tư duy phản biện, chính kiến của mình”. Khi ông đưa ra vấn đề thảo luận, tôi phản biện. Thế là, ông lại lớn tiếng chỉnh đốn: “Các anh chị đến đây để học và như vậy thì cần phải biết lắng nghe”. Điều này cho thấy, “quyền nói” ở tất cả bậc học cũng chỉ nằm ở phía người thầy.

Học sinh thiếu 'quyền nói' phải chăng do giáo viên thiếu kỹ năng?- Ảnh 1.

Nhà trường cần tạo không gian, khơi gợi học sinh trao đổi ý kiến để rèn luyện tư duy phản biện

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Nếu người thầy không biết cách truyền tải, khơi gợi học sinh trao đổi ý kiến thì tiết học giống như “cực hình”. Bởi lẽ học sinh chỉ được giơ tay phát biểu điều mà chúng biết khi được hỏi, chứ không thể kể “những gì em không biết không?” hoặc thắc mắc “tại sao phải như thế mà không phải là thế này”.

Con tôi từng nói: “Nếu đi hỏi hết trẻ em thì con chắc các bạn đều nói trường học như nhà tù”. Sự so sánh này có thể “hơi quá” nhưng phản ánh đúng với những gì chúng trải qua. Bọn trẻ phải ngồi học trong im lặng vì sợ hơn là vì thích. Hầu hết không phải ngồi vì ham học, nếu có thì rất ít trong số đó.

Cần cải thiện là kỹ năng truyền đạt của giáo viên

Chúng ta luôn biết rằng thành phẩm của giáo dục không chỉ là điểm số mà là sự yêu thích của học trò đối với một môn học. Tuy nhiên, nền giáo dục hiện tại phụ thuộc vào vai trò của người dạy. Giáo viên có kỹ năng truyền đạt tốt sẽ giúp một học trò dở phát triển khả năng. Ngược lại, người thầy dù có năng lực nhưng truyền đạt kém sẽ khiến học sinh nản.

Với sự phát triển vượt bậc của AI, người học có thể tìm “thầy” cho mình mọi lúc, mọi nơi dễ dàng. Bản thân học sinh ngày nay ngoài học thuật, tự tìm đến các lớp học về soft skills (kỹ năng mềm) từ cách thuyết trình đến tư duy phản biện.

Vì thế, bản thân người thầy trong thời đại AI cũng phải biết nâng cao những kỹ năng này. Để làm sao trong 40-45 phút đứng lớp dù như một nghệ sĩ trình diễn độc thoại nhưng người thầy giúp bọn trẻ bật cười thu nạp kiến thức khô khan một cách dễ chịu nhất, nhẹ nhàng nhất. Có vậy, những kiến thức hàn lâm mới thật sự tồn tại lâu dài và phát huy tiềm năng của bọn trẻ.

Nhiều năm qua, ngành giáo dục Việt Nam bị chỉ trích nặng về lý thuyết. Ngành giáo dục nỗ lực cải cách và thay đổi sách giáo khoa nhưng quên mất điều đầu tiên cần cải thiện là kỹ năng của người giảng dạy.

Học sinh thiếu 'quyền nói' phải chăng do giáo viên thiếu kỹ năng?- Ảnh 2.

Người thầy trong thời đại AI phải luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng để tự tin đứng lớp và tạo dựng niềm tin trong mắt học trò

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Người thầy của thời đại AI phải có kỹ năng lắng nghe, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề mới có thể giúp học sinh trở thành những người có tư duy độc lập và phân tích. Nếu người thầy có năng lượng truyền tải, kỹ năng truyền đạt như một MC thì dĩ nhiên lớp học sẽ thú vị hơn nhiều.

Trong thời đại ngày nay, vai trò người thầy vẫn hơn hẳn công cụ AI vì giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn biết khơi gợi, truyền cảm hứng và lắng nghe. Nếu người thầy không thể làm tốt được như vậy, thì gần như quyền nói của bọn trẻ bị hạn chế và tiết học trở thành sự kiềm hãm niềm vui của đôi bên.

Chỉ những giáo viên có khả năng thích ứng và đổi mới để theo kịp xu hướng phát triển mới có thể truyền cảm hứng cho học sinh sáng tạo.

Do đó, thay vì hỏi tại sao con em chúng ta không thích đến trường thì đôi khi ta cần đặt lại câu hỏi trường học có thật sự là nơi tạo được sự yêu thích để bọn trẻ hào hứng đến đó vào mỗi sáng thức giấc hay không? Trong đời đại AI, mong ra hầu hết học sinh sẽ có cơ duyên được học cùng những người thầy cô giỏi chuyên môn, biết truyền cảm hứng để các con thấy việc học thật thú vị và thời gian lại trôi quá mau.


Nguồn: / Theo Thanhnien

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...