Danh sách bài viết

Hợp tác nghiên cứu các giải pháp thân thiện với môi trường để kiểm soát một số côn trùng gây hại (mối, kiến, gián) ở đô thị

Cập nhật: 20/09/2020

Đô thị ở Việt Nam với mật độ xây dựng cao, các công trình hầu hết liền kề nhau và khả năng kinh phí hạn hẹp, nên việc quản lý côn trùng gây hại từ trước tới nay chủ yếu được thực hiện theo hình thức xử lý cục bộ, trực tiếp cho từng công trình cụ thể. Vì vậy, hiệu quả xử lý không cao, chỉ sau một thời gian ngắn côn trùng lại xuất hiện trở lại. Từ trước đến nay, việc phân tích, định loại mối, kiến, gián gây hại đô thị ở nước ta phần lớn vẫn dựa vào phương pháp định loại hình thái dẫn đến những kết quả không thống nhất và thiếu chính xác. Từ đó việc tiếp cận và áp dụng những quy trình công nghệ kiểm soát tiên tiến cho các loài mối, kiến, gián gây hại đô thị còn nhiều hạn chế.

Việc học hỏi và hợp tác nghiên cứu với các chuyên gia từ nước ngoài trong việc xác định chính xác thành phần loài bằng công nghệ ADN, sử dụng các phương pháp nghiên cứu tiên tiến để nắm bắt các đặc điểm sinh học và tập tính của mỗi loài, làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu công nghệ kiểm soát côn trùng gây hại thân thiện với môi trường là một lựa chọn hợp lý, rút ngắn thời gian đối với mục tiêu đưa lĩnh vực khoa học & công nghệ này tiếp cận và hội nhập quốc tế.

Vì những lý do trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình thực hiện nhiệm vụ trong khuôn khổ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư với Hoa kỳ là “Hợp tác nghiên cứu các giải pháp thân thiện với môi trường để kiểm soát một số côn trùng gây hại (mối, kiến, gián) ở đô thị” do PGS.TS Trịnh Văn Hạnh, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam làm chủ nhiệm, đối tác Hoa Kỳ là trường Đại học Georgia và Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo Fort Lauderdale thuộc trường Đại học Florida. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2016 nhằm mục tiêu “Xây dựng được các quy trình công nghệ thân thiện với môi trường để kiểm soát mối, kiến, gián gây hại trong các đô thị ở Việt Nam” với những nội dung chính như sau:

- Xác định được thành phần loài và đánh giá mức độ gây hại của mối, kiến, gián đối với các khu đô thị ở Hà Nội.

- Lựa chọn giải pháp và xây dựng mô hình công nghệ thân thiện với môi trường để kiểm soát mối, kiến, gián gây hại trong các đô thị ở Việt Nam.

Một số kết quả của đề tài:

- Làm chủ kỹ thuật DNA trong định loại mối, kiến, gián và đã ứng dụng hiệu chỉnh lại loài mối C.gestroi thay vì loàiC.formosanus.

- Chế tạo thành công 5 loại bả: (i) Bả phòng trừ giống mối Coptotermes là: Bột α-cellulose + Chlofluazuron + Disocel + Aerosil + Natri benzoate + chất hòa tan Isopropanol; (ii) Bả phòng trừ kiến dạng bột là: Tinh bột + Protein động vật + Dầu thực vật + Sulfluramid + các phụ gia khác; (iii) Bả phòng trừ kiến dạng gel là: Đường + Tinh bột + Xanthagum + Sulfluramid + các phụ gia khác; (iv) Bả phòng trừ gián dạng bột là: Tinh bột + Protein + Dầu ăn + Mật ong + Sulfluramid + các phụ gia khác; (v) Bả phòng trừ gián dạng gel là: Bột mỳ + Tinh bột biến tính + Mật ong + Dầu dừa +  Sulfluramid + các phụ gia khác.

- Chế tạo 3 loại trạm bả thích hợp và tiện ích cho các loài mối, kiến, gián gây hại.

- Chế tạo được bẫy đèn thu bắt mối cánh Coptotermes hiệu quả với loại đèn LED - 460nm tiết kiệm năng lượng, tiện ích và thu hút hầu hết mối cánh khi bay phân đàn.

- Thiết lập được 10 bộ bản thiết kế mô hình phòng trừ cho các loài gây hại để triển khai thử nghiệm tại 4 khu đô thị điển hình ở Hà Nội.

- Xây dựng 3 bộ tiêu chí để đánh giá hiệu quả của 3 mô hình thử nghiệm phòng trừ các loài gây hại.

- Xây dựng được 3 quy trình công nghệ kiểm soát các đối tượng thuộc 3 nhóm côn trùng mối, kiến và gián: (i) Quy trình công nghệ kiểm soát giống mối Coptotermes gây hại trong khu đô thị; (ii) Quy trình công nghệ kiểm soát kiến gây hại trong khu đô thị; (iii) Quy trình công nghệ kiểm soát gián gây hại trong khu đô thị.

Nguồn: most.gov.vn

Nguồn: / 0

Thước phim về cuộc chiến đầu tiên giữa AI và phi công

Các ngành công nghệ

Một chiếc tiêm kích F-16 do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển tham gia trận không chiến đầu tiên với máy bay F-16 khác do người lái.

Phát triển thiết bị bay không người lái chạy bằng nhiên liệu hydro

Các ngành công nghệ

Với kinh phí đầu tư ban đầu là 3,6 triệu AUD (2,32 triệu USD), dự án Wildu sẽ phát triển một loại thiết bị bay không người lái y tế đặc biệt, chạy bằng nhiên liệu hydro.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết... bắt bệnh

Các ngành công nghệ

Nhà vệ sinh với các cải tiến có thể giảm bớt gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời giúp người lớn tuổi có thể ở nhà an toàn.

Boston Dynamics công bố dòng robot Atlas mới, thực hiện được những động tác bất khả thi với con người

Các ngành công nghệ

Gần một thập kỷ qua, robot Atlas do công ty công nghệ Boston Dynamics phát triển đã nhiều lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Siêu máy tính AI giống bản sao kỹ thuật số của Trái đất

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái Đất, có thể dự đoán thời tiết nhanh hơn nhiều so với dịch vụ thông thường.

Cuộc thi người đẹp AI đầu tiên trên thế giới

Các ngành công nghệ

Những người đẹp giành vị trí cao trong cuộc thi sắc đẹp trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới sẽ nhận được các phần giải thưởng trị giá lên tới hơn 20.000 USD.

Google Photos mở nhiều tính năng chỉnh sửa AI miễn phí tới người dùng

Các ngành công nghệ

Các công cụ chỉnh sửa hình ảnh sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ được Google Photos cung cấp miễn phí tới cả người dùng iOS lẫn Android.

Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh được điều khiển bằng AI

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh đầu tiên trên thế giới được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Elon Musk nói AI sắp vượt trội hơn người thông minh nhất

Các ngành công nghệ

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk dự đoán trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh hơn người thông minh nhất có thể được phát triển vào năm 2025 hoặc 2026.

Robot đã tự biết lừa bóng, qua người, ghi bàn

Các ngành công nghệ

Nhờ phương pháp đào tạo AI mới, những chú robot đã có thể tự động cải thiện kỹ năng và tham gia vào một trận bóng mô phỏng.