Danh sách bài viết

Khó khăn triển khai môn giáo dục địa phương

Cập nhật: 08/06/2022

Khó khăn triển khai môn giáo dục địa phương

Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng thực tế đang phát sinh rất nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, đối với tài liệu giáo dục địa phương của các lớp 1, 2, 6 của Hà Nội đã được xây dựng xong, nhưng in ấn và phát hành tài liệu rất khó khăn. Cụ thể, hiện có 3 hình thức in ấn, phát hành, gồm toàn bộ kinh phí do ngân sách thành phố chi trả; thành phố chi trả kinh phí làm giáo trình, còn in ấn, phát hành thì thực hiện theo hình thức xã hội hóa 100%.

Đây không phải là khó khăn riêng của Hà Nội mà nhiều tỉnh, thành phố cũng đang vướng mắc trong việc biên soạn, phê duyệt, in ấn tài liệu giáo dục địa phương. Ông Châu Tuấn Hồng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng thông tin, địa phương này đã tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương rất sớm nhưng vướng ở khâu đấu thầu, in ấn. Hiện đã khắc phục bằng cách đưa file tài liệu giáo dục địa phương xuống cho các trường giảng dạy, nhưng về lâu dài không thể làm vậy vì vướng bản quyền cũng như ảnh hưởng lớn đến việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới tại các nhà trường.

Bên cạnh khó khăn trong khâu thẩm định giá nên không tổ chức đấu thầu được, một số tỉnh, thành cũng cho biết gặp vướng ở vấn đề kinh phí dành cho việc biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Tài chính còn thấp và còn một số nội dung còn thiếu, không có quy định mức chi như: Biên tập, chế bản, mua tranh ảnh, thuê vẽ lược đồ... Vì vậy các tỉnh, thành phố rất khó mời các tác giả có trình độ chuyên môn tốt tham gia viết sách. Thậm chí, một số tác giả đang viết sách cũng xin rút lui, gây khó khăn cho các địa phương.

Thời điểm này đã hết học kỳ I, một số địa phương mới ban hành tài liệu giáo dục địa phương. Song do cuốn sách này có số lượng phát hành thấp hơn nhiều so với các sách giáo khoa khác nên giá bán cao hơn nhiều lần, năm học cũng chỉ còn một nửa nên khi nhà trường thông báo cho học sinh mua sách, nhiều gia đình không hưởng ứng. Ngay chính giáo viên nhiều nơi cũng chưa xem trọng môn học giáo dục địa phương nên tài liệu môn học này ở nhiều nơi vẫn chưa phổ biến, ngay cả khi đã được phát hành.

Một khó khăn nữa trong thực tiễn triển khai môn học này đó là hiện nay nội dung giáo dục địa phương không sắp xếp dạy tuần tự từng tiết theo tuần học mà dạy theo chủ đề, thường phải học chính khóa một số tuần, thậm chí nửa học kỳ nhà trường mới bố trí dạy môn học này nhưng sách giáo khoa vẫn không có. Dù có tìm hiểu trước về bài học song vì học chay nên học sinh và ngay cả giáo viên cũng khó sát sao với bài học.

Tới đây, việc ban hành nội dung giáo dục địa phương sẽ tiếp tục còn chậm trễ trong những năm học tiếp theo. Các địa phương biên soạn chậm, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định chậm, các nhà xuất bản phát hành muộn, lứa học sinh đầu tiên cơ bản là không có sách giáo khoa hoặc học kỳ II mới có, hoặc phải học trên file PDF là những bất cập cần được sớm khắc phục.

Nguồn: daidoanket.vn / HÀN MINH

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...