Danh sách bài viết

Kỳ dị lựu đạn như "keo dính chuột" trong Chiến tranh Thế giới thứ 2

Cập nhật: 15/05/2023

Thay vì được thiết kế để ném đi và lăn trên mọi loại địa hình, loại lựu đạn này của người Anh lại được chế tạo để dính chặt vào mục tiêu mà cụ thể hơn là những phương tiện bọc thép.

Lựu đạn cầm tay, lựu chống tăng số 74
Lựu đạn cầm tay, lựu chống tăng số 74
, hay thường được biết tới với cái tên S.T.grenade (Bom dính) là một loại lựu đạn cầm tay của Anh được thiết kế và sản xuất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. (Nguồn ảnh: Wartool).

Đây là một trong những loại lựu đạn chống tăng được phân phối sử dụng bởi Quân đội Anh
Đây là một trong những loại lựu đạn chống tăng được phân phối sử dụng bởi Quân đội Anh và Lực lượng phòng vệ quốc đảo Anh như là một giải pháp riêng biệt để thay thế cho sự thiếu thốn của các loại súng chống tăng sau hậu quả của Cuộc Di tản Dunkirk. (Nguồn ảnh: Wartool).

Quả lựu đạn bao gồm một quả cầu thủy tinh chứa chất nổ làm từ Nitroglycerin
Về cơ bản, quả lựu đạn bao gồm một quả cầu thủy tinh chứa chất nổ làm từ Nitroglycerin và các loại chất phụ gia khác được bao phủ trong một chất kết dính mạnh và sau đó được bao bọc trong một lớp vỏ kim loại. (Nguồn ảnh: Wartool).

Khi người sử dụng kéo chốt trên của tay cầm lựu đạn, vỏ kim loại sẽ rơi ra và để lộ một quả cầu dính.
Khi người sử dụng kéo chốt trên của tay cầm lựu đạn, vỏ kim loại sẽ rơi ra và để lộ một quả cầu dính. Nếu kéo một chốt khác sẽ kích hoạt thêm cơ chế nổ và người sử dụng có thể dùng nó để ném quả lựu vào xe tăng hoặc xe cơ giới của địch. (Nguồn ảnh: Wartool).

Ngay khi người lính buông tay khỏi tay cầm, một đòn bẩy sẽ được kích hoạt một ngòi nổ cầu chì trong vòng 5 giây
Ngay khi người lính buông tay khỏi tay cầm, một đòn bẩy sẽ được kích hoạt một ngòi nổ cầu chì trong vòng 5 giây, sau đó cầu chì sẽ kích nổ Nitroglycerin, khiến quả lựu đạn dính phát nổ. (Nguồn ảnh: Wartool).

Vì tên gọi của loại vũ khí này là bom dính nên nó sẽ dính chặt vào bề mặt của xe tăng
Tất nhiên, vì tên gọi của loại vũ khí này là bom dính nên nó sẽ dính chặt vào bề mặt của xe tăng, thiết giáp ngay khi tiếp xúc thay vì đập vào và nảy ra như các loại lựu đạn thông thường khác. (Nguồn ảnh: Wartool).

Tuy nhiên, quả lựu đạn chống tăng này cũng có một số lỗi thiết kế.
Tuy nhiên, quả lựu đạn chống tăng này cũng có một số lỗi thiết kế. Trong các cuộc thử nghiệm, quả lựu thất bại khi ném vào các xe tăng bám bụi bặm hoặc bùn đất, hơn nữa, nếu người sử dụng không cẩn thận sau khi giải phóng lớp vỏ kim loại, quả lựu có thể dễ dàng dính vào quân phục của anh ta. (Nguồn ảnh: Wartool).

Quả lựu đạn đã được đưa vào sãn xuất đại trà.
Ban đầu, Hội Đồng Quản trị của Bộ Chiến Tranh đã không thông qua việc sử dụng và cấp phát đại trà quả lựu này cho Quân đội Anh, nhưng với sự can thiệp cá nhân của Thủ Tướng Anh Winston Churchill lúc bấy giờ, quả lựu đạn đã được đưa vào sãn xuất đại trà. (Nguồn ảnh: Wartool).

Trong khoảng thời gian từ năm 1940 tới năm 1943, đã có xấp xỉ khoảng 2.5 triệu quả lựu dính được sản xuất
Trong khoảng thời gian từ năm 1940 tới năm 1943, đã có xấp xỉ khoảng 2.5 triệu quả lựu dính được sản xuất, tuy chủ yếu chỉ được cấp phát cho Lực lượng phòng vệ quốc đảo, nhưng cũng được sử dụng bởi các lực lượng của Anh và Đồng minh ở Bắc Phi. (Nguồn ảnh: Wartool).

Cận cảnh một quả lựu đạn dính
Cận cảnh một quả lựu đạn dính, do được thiết kế để chống xe tăng nên nó có kích thước lớn hơn nhiều so với lựu đạn mỏ vịt thông thường. (Nguồn ảnh: Wartool).




Nguồn: /

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.