Danh sách bài viết

Kỳ lạ bộ tộc ở Tây Tạng: Khi các anh em trai lấy chung vợ

Cập nhật: 09/02/2024

Bộ tộc Mustang ở Tây Tạng có một phong tục lạ lùng là anh em trong gia đình có chung một vợ. Đến nay vẫn còn một số gia đình người Mustang duy trì tục lệ này.

Bộ tộc Mustang có 7.000 người sinh sống rải rác khắp khu vực rộng 2.000km2 trong thung lũng sông Kali Ghandaki ở cao nguyên Tây Tạng hùng vĩ. Họ tự gọi là “Vùng đất của người Lo”.

Mustang (có nghĩa là "đồng bằng màu mỡ") nằm trên cao nguyên lộng gió giữa Tây Tạng và phần tây bắc Nepal, là một trong những vùng đất xa xôi, hẻo lánh, ít người tới nhất thế giới. Mặc dù có mối gắn kết chặt chẽ với tôn giáo, văn hóa và lịch sử Tây Tạng nhưng trên thực tế, vùng đất này lại thuộc sở hữu của Nepal.

Bộ tộc Mustang vẫn duy trì phong tục “một vợ nhiều chồng”.
Bộ tộc Mustang vẫn duy trì phong tục “một vợ nhiều chồng”.

Ở đây có một phong tục lạ lùng là anh em trong gia đình lấy chung một vợ. Phong tục này bắt nguồn từ niềm tin tôn kính của người Mustang đối với tục lệ Tây Tạng cổ. Do địa hình ở Ladakh nhiều đồi núi, đất đai sở hữu cá nhân rất ít ỏi nên phải duy trì phong tục “đa phu”, tức một người phụ nữ được lấy nhiều chồng. Thậm chí một gia đình có nhiều anh em trai có chung một vợ. Bằng cách đó khi người cha mất đi, thì các anh em vẫn sẽ sống chung trong một gia đình và đất đai của dòng họ không phải chia ra. Hiện nay vẫn còn một số gia đình người Mustang duy trì tục lệ này.

Vài thập niên gần đây, với sự phát triển của xã hội hiện đại người dân được tiếp cận với thế giới văn minh, thì tục lệ này đã dần bị mai một đi. Nhưng cũng chính vì có những tập tục “khác người” mà ngôi làng của bộ tộc Mustang thu hút rất đông du khách và các nhà nghiên cứu. Điều này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho họ vào mùa hè. Từ năm 1992, khu vực này mở cửa đón khách du lịch và từ đó, công việc kinh doanh các dịch vụ du lịch mang lại nguồn lợi về kinh tế.

Con gái Mustang trong trang phục truyền thống.
Con gái Mustang trong trang phục truyền thống.

Vào mùa hè, người Mustang từ khắp nơi đổ về Lo Manthang tham dự lễ hội ngựa Yarlung với những hoạt động độc đáo như đua ngựa, khiêu vũ... Mặc dù vẫn được công nhận rộng rãi trong cộng đồng người Mustang nhưng chế độ quân chủ chính thức bị xóa bỏ vào năm 2008 khi Nepal trở thành nước cộng hòa.

Vị vua chính thức cuối cùng (được gọi là Raja hay Gyelpo) là Jigme Dorje Palbar Bista. Kể từ năm 1380, khi Ame Pal thành lập vương quốc Phật giáo Lo và xây dựng thủ đô Lo Manthang ở Mustang, thành phố được bao quanh bởi những bức tường đã thay đổi nhanh chóng và khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới.

Trước năm 1991, Mustang không cho phép người ngoài vào khu vực lãnh thổ. Sau này, lệnh đóng cửa được xóa bỏ, tuy nhiên hàng năm cũng chỉ có 1.000 du khách được phép tới tham quan do nhà vua tin rằng, đây là cách duy nhất để có thể duy trì và bảo vệ vương quốc của mình.

Ngày nay, văn hóa của người Mustang vẫn được gìn giữ nguyên vẹn và cũng là một trong những nền văn hóa Tây Tạng cuối cùng còn tồn tại trên thế giới. Bộ tộc Mustang ăn vận cầu kỳ như những bộ tộc khác ở Tây Tạng. Cả nam giới và phụ nữ đều để tóc dài và bện nó lại… Họ dùng ngôn ngữ cổ Loke.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.