Danh sách bài viết

Lần đầu tiên trong lịch sử IBM chế tạo thành công neuron nhân tạo

Cập nhật: 25/08/2022

Đây là bước đột phá của loài người, nhưng liệu nó có đi kèm với thảm họa diệt vong khi mà một trí tuệ nhân tạo có bộ não như con người ra đời?

Lần đầu tiên trong lịch sử con người, Viện Nghiên cứu IBM tại Zurich vừa chế tạo thành công một neuron nhân tạo, nhỏ ở mức nano và có thể chuyển đổi trạng thái ngẫu nhiên. Lần đầu tiên nhưng không chỉ một neuron được chế tạo thành công, IBM đã có được trong tay mình 500 neuron như vậy và sắp tới, họ sẽ sử dụng chúng để chế tạo một bộ não nhân tạo mô phỏng lại bộ não con người.

Neuron nhân tạo của IBM.
Neuron nhân tạo của IBM.

Đột phá này là cực kì quan trọng bởi một neuron có thể chuyển đổi trạng thái này dựa vào những vật liệu đã được nghiên cứu kĩ càng, có thể giảm chúng xuống mức nano, hơn nữa chúng có thể truyền dẫn xung điện với vận tốc cao nhưng đòi hỏi rất ít năng lượng. Chúng còn có khả năng ngẫu nhiên (chúng luôn tạo ra những kết quả khác biệt và ngẫu nhiên, như các neuron sinh học vậy) và điều này là cực kì quan trọng.

Như đã nói, neuron nhân tạo này cũng giống với neuron sinh học: chúng có đầu vào (sợi nhánh - dendrite), màng neuron (màng lipid), thân neuron (soma), nhân (nucleus) và đầu ra (sợi trục - axon).

Neuron nhân tạo này cũng giống với neuron sinh học.
Neuron nhân tạo này cũng giống với neuron sinh học.

Điểm khác biệt chính nằm tại màng của neuron. Trong một neuron thực, đó sẽ là một màng lipid, đóng vai trò của cả điện trở lẫn chất dẫn điện; chúng ngăn xung điện cho tới khi đủ điện năng để truyền đi, rồi sau đó dòng điện sẽ theo các đầu ra là sợi trục tới những neuron khác, và cứ thế tiếp diễn.

Với neuron nhân tạo của IBM, màng được thay thế bằng một hợp chất của gecmani-antimon-telua (viết tắt là GST), bản thân hợp chất này là một vật liệu chuyển trạng thái. Vậy nên nó có thể tồn tại được cả ở hai trạng thái (kết tinh và không kết tinh/vô định hình) và dễ dàng chuyển đổi giữa hai trạng thái đó. Trạng thái kết tinh sẽ khiến màng neuron nhân tạo có thể dẫn điện và trạng thái vô định hình sẽ khiến màng trở nên cách điện.

Với neuron nhân tạo của IBM, GST sẽ bắt đầu chu kỳ "sống" của nó với trạng thái vô định hình. Sẽ có dòng điện đi vào qua các sợi nhánh, GST sẽ dần dần kết tinh, đến một mức nhất định nó sẽ có tính dẫn điện. Và cứ như vậy, dòng điện chạy qua các màng. Sau một quãng nghỉ, GST sẽ "reset", trở về trạng thái vô định hình cách điện ban đầu và quá trình ấy sẽ lại xoay vòng một lần nữa.

Neuron sinh học có tính ngẫu nhiên (stochastic) và IBM nói rằng neuron nhân tạo của họ cũng có được những hành vi phản ứng ngẫu nhiên như một neuron thực thụ vậy: mỗi lần GST "reset", trạng thái vô định hình của màng neuron nhân tạo sẽ khác đi đôi chút và bởi vậy, việc màng kết tinh cũng sẽ khác đi theo.

Một mẫu thử của con chip sẽ được sử dụng để gắn vào bảng mạch, mỗi một hình vuông nhỏ là một neuron nhân tạo.
Một mẫu thử của con chip sẽ được sử dụng để gắn vào bảng mạch, mỗi một hình vuông nhỏ là một neuron nhân tạo.

Họ đã tạo được ra neuron nhân tạo rồi, giờ thì sao?

Có hai điểm mấu chốt đáng nói.

Thứ nhất, neuron nhân tạo được tạo nên bởi những vật liệu được nghiên cứu và thấu hiểu kĩ càng, có tuổi thọ lâu đời (hàng nghìn tỉ lần chuyển giao giữa hai trạng thái), có thể làm gọn lại thành ở mức nano.

Thứ hai, đây là neuron chuyển đổi trạng thái mà con người tạo được ra gần giống nhất với hoạt động của một neuron sinh học, điều này có thể dẫn tới một hệ thống máy tính khổng lồ có thể tự phân tích thông tin và đưa ra quyết định, giống như cách mà con người suy nghĩ vậy.

Và rất có thể là thứ ba, con người đang gần hơn nhiều bước tới việc tạo ra được hệ thống Skynet, một trí tuệ nhân tạo đã từng được coi là lá chắn hoàn hảo của con người, cho tới khi chính con người không hoàn hảo lại là lỗ thủng của hệ thống đó.

Ngày Phán Xét không phải là sản phẩm giả tưởng mà thực sự trong tương lai.
Ngày Phán Xét không phải là sản phẩm giả tưởng mà thực sự trong tương lai.

Cho tới giờ, IBM đã tạo ra được một mạng lưới gồm 500 neuron nhân tạo. Không có lý do gì để IBM dừng lại tại thời điểm này, chỉ với việc tạo ra neuron nhân tạo như vậy. Họ đang tiến hành việc đưa hàng nghìn neuron nhân tạo này vào trong một con chip duy nhất. Vấn đề tồn tại bây giờ là viết ra một chương trình, một phần mềm có thể sử dụng được con chip neuron nhân tạo ấy.

Có thể rằng, trong một vài hay một vài chục năm nữa, Ngày Phán Xét không phải là sản phẩm giả tưởng mà thực sự, đó là điềm báo trước cho thảm họa diệt vong của loài người.

Nhưng trước hết, vẫn chúc mừng thành tựu của IBM trong việc tạo ra được những neuron nhân tạo hoạt động được như neuron sinh học đã!


Nguồn: /

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.