Danh sách bài viết

Lần theo dấu vết ký sinh trùng biến ong thành xác sống

Cập nhật: 13/10/2020

Những năm gần đây một nạn dịch tràn vào bờ phía tây lẫn đông Hoa Kỳ, giới khoa học gọi bằng cái tên "Zombie Ong".

Đàn ong mật này không biến đổi thành những xác chết trong show truyền hình "The Walking Dead". Nhưng chúng vẫn là những nạn nhân không tình nguyện của một loài ký sinh trùng gây ra những hành vi bất thường giống "zombie" ngay trước khi con ong chết.

Để tìm hiểu về đoàn quân ký sinh trùng, John Hafernik một nhà nghiên cứu côn trùng học tại Đại Học Bang San Francisco, đã chiêu mộ 3 người tham gia cuộc truy lùng trên toàn nước Mỹ.

"Câu hỏi lớn đặt ra cho chúng tôi là "Đây có phải là một hiện tượng chỉ duy nhất xảy ở San Francisco?" Hay phạm vi của sự lây nhiễm này là trên toàn đất nước và vì một lý do nào đó các nhà nghiên cứu sinh học đã không nhận thấy trước đây?", John Hafernik giải thích. Từ khi anh bắt đầu dự án này 4 năm trước, anh đã kết luận câu trả lời nằm ở vế sau.

Những chú ong mật là nạn nhân không tình nguyện của một loài ký sinh trùng gây ra những hành vi bất thường giống "zombie".
Những chú ong mật là nạn nhân không tình nguyện của một loài ký sinh trùng gây ra những hành vi bất thường giống "zombie".

Những người tình nguyện đã giúp anh xác định những con ong bị mắc bệnh tại California, Washington và Oregon, cũng như Vermont, Pennsylvania và New York. Hơn 800 cuộc khảo sát ong được đăng tải lên cơ sở dữ liệu online tại ZomBee Watch.

Tiến sỹ Hafernik đầu tiên phát hiện sự kỳ lạ ở hành vi đàn ong tại khuôn viên đại học của ông năm 2008, khi đó ông đã bắt gặp vài con ong vật vờ bay theo hình tròn trên lề đường. Trong vài tuần ông đã sưu tầm vài con ong và lưu lại chúng trong những ống thí nghiệm, nuôi chúng ăn bằng bọ ngựa.

Trong thời gian này ông đã bỏ quên một chiếc ống trên bàn làm việc trong vài tuần, những con ong trong đó dù chết hết, một đàn ruồi nâu thay vào đó bám trên thành kính. Anh nhận ra sự thật rằng những con ong ấy đã bị xâm phạm bởi đàn ký sinh trùng này.

Sau khi tiếp tục chiến dịch xuyên vịnh San Francisco, tiến sỹ cùng đồng nghiệp đã tìm thấy nhiều con ong khác cũng có những hành vi tương tự. Chúng bay ra khỏi tổ vào buổi tối, một việc ong thường không bao giờ làm, rồi bay quanh một nguồn sáng nào đó. Sau khi thực hiện điệu nhảy trong bóng tối này, đàn ong rơi lả tả xuống đất và bò một cách kỳ dị. Lúc này những con dòi đã hoàn toàn chinh phục được cơ thể đàn ong.

Vòng đời một con ruồi ký sinh cũng kinh dị không kém một kịch bản khoa học giả tưởng.
Vòng đời một con ruồi ký sinh cũng kinh dị không kém một kịch bản khoa học giả tưởng.

Vòng đời một con ruồi ký sinh cũng kinh dị không kém một kịch bản khoa học giả tưởng. Đầu tiên con ruồi cái tiêm trứng của mình bằng một bộ phận ngầm có hình dáng như một chiếc kim vào bụng của con ong mật. Khoảng một tuần sau đàn dòi lổn nhổn trong bụng dần bò đến vùng cổ và bắt đầu hấp thụ cơ bắp điều khiển cánh sau khi hóa lỏng chúng ra. Và rồi, không khác gì đoạn cao trào trong bộ phim "Alien", chúng đục thủng vùng thịt mềm giữa đầu và phần vai, chui ra khỏi xác con ong..

"Cho đến giờ nghiên cứu cho thấy một khi bị dính ký sinh trùng này con ong mật đó cơ bản đã chịu án tử hình, chưa có một trường hợp bị lây nhiễm nào có ong sống sót", tiến sỹ Hafernik kể.

Theo khảo sát của tiến sý tại vịnh San Francisco khoảng 80% tổng số tổ ong đã có những cá thể bị lấy nhiễm. Hiểu hơn về cách chúng phân tán rất quan trọng trong việc ngăn dịch bệnh này mặc dù hiện tượng này không phải là nguyên nhân chính gây ra sự giảm số lượng của loài ong này tại Mỹ.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ