Danh sách bài viết

Lo ngại vì giảm tuổi nghỉ hưu giáo sư

Cập nhật: 25/10/2022

Theo Nghị định 50 ngày 2/8 của Chính phủ, viên chức được công tác thêm tối đa 5 năm, tính từ thời điểm nghỉ hưu. Hiện, tuổi nghỉ hưu với lao động nam là 60 tuổi, nữ 55 tuổi, sau đó tăng dần lên 62 tuổi (từ năm 2028) và 60 tuổi (năm 2035). Như vậy, viên chức (trong đó có tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư) được làm việc tới 65-67 tuổi (với nam) và 60-65 tuổi (nữ), ít hơn 3-5 năm so với quy định cũ.

Nhiều nhà giáo cho rằng điều này lãng phí chất xám vì các giáo sư, phó giáo sư chưa được tận dụng hết năng lực cống hiến.

Hiệu trưởng một trường đào tạo Y Dược cho biết giảng viên có trình độ tiến sĩ đã là yêu cầu bắt buộc ở nhiều trường đại học. Nhưng để có học hàm giáo sư hay phó giáo sư, giảng viên phải dành nhiều thời gian, công sức, đạt yêu cầu "cao hơn hẳn" về chuyên môn, năng lực nghiên cứu.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, nhận định để đạt được chức danh phó giáo sư, ứng viên thường ngoài 40 tuổi và cao hơn với chức danh giáo sư. Với các ngành khó và hiếm, không ít người trên dưới 60 tuổi mới trở thành giáo sư.

Ông Dũng dẫn chứng ở Hội đồng Giáo sư Nhà nước, hầu hết các thành viên đã lớn tuổi, thường ở ngưỡng 60, rất ít người trẻ khoảng 40 tuổi. Trong khi đó, với người làm khoa học, thời gian công tác tỷ lệ thuận với kinh nghiệm, kiến thức và khả năng truyền đạt kiến thức. Chưa kể, giáo sư còn làm nhiệm vụ kèm cặp, hướng dẫn và định hướng các nhóm nghiên cứu của các tiến sĩ và thạc sĩ.

"Quy định mới về số năm kéo dài công tác sẽ khiến số giáo sư, phó giáo sư đã ít lại càng ít", ông Dũng nói và nhận định việc các giáo sư không có đủ thời gian cống hiến, làm việc là một điều đáng tiếc và lãng phí, nhất là trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cần quan tâm, đầu tư để nâng số lượng và chất lượng của đội ngũ này trong các trường đại học.

Theo Niên giám thống kê năm 2021, trong khoảng 76.600 giảng viên đại học, số giáo sư, phó giáo sư đang giảng dạy toàn thời gian lần lượt khoảng 682 và 4.760 người, tương đương 0,89 và 6,21%. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá số giảng viên là giáo sư, phó giáo sư đang công tác trong các trường đại học hiện nay thấp so với cả nhu cầu trong nước và tương quan khu vực.

Từ góc độ giảng dạy, các nhà giáo đánh giá quy định mới về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến việc đào tạo, đặc biệt là bậc sau đại học. Theo Thông tư 09 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để mở ngành đào tạo tiến sĩ, trường đại học phải có ít nhất một giáo sư hoặc hai phó giáo sư và ba tiến sĩ. Những người này phải là giảng viên cơ hữu tại ngành đó, hoặc ngành gần đúng.

Điều này có nghĩa khi giáo sư về hưu, dù được trường đại học tiếp tục ký hợp đồng lao động, họ không được tính là giảng viên cơ hữu mà công tác theo dạng thỉnh giảng. Nếu không đủ số lượng giáo sư, phó giáo sư cơ hữu, các trường không thể mở ngành đào tạo sau đại học.

"Nhóm Y Dược có một số ngành như Lao, Ký sinh trùng, Pháp y... rất hiếm nhân lực, từ sinh viên chứ chưa nói học viên, nghiên cứu sinh. Do đó, khi tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư tại các ngành này lần lượt về hưu, nhóm trường sức khỏe sẽ rất khó khăn để duy trì đào tạo các ngành hiếm này", lãnh đạo trường Y Dược nói trên chia sẻ.

GS.TS Trần Đức Viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, cho biết khi có đủ số lượng công bố quốc tế trong một lĩnh vực, các giáo sư được coi là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Với các nghiên cứu có tính liên ngành, điều này vẫn đúng, nghĩa là giáo sư sẽ được công nhận có chuyên môn liên ngành. "Vì vậy khi họ về hưu một loạt, việc mở ngành mới sẽ rất khó khăn vì không có người đào tạo", ông Viên nói.

Lấy dẫn chứng từ chính trải nghiệm của mình, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết với ngành Ôtô, hầu hết các trường đại học thuộc nhóm kỹ thuật đều đào tạo. Dù vậy, không nhiều đơn vị có đủ số lượng giáo sư, phó giáo sư cơ hữu, buộc phải thuê hợp đồng theo dạng thỉnh giảng. Có chuyên môn tại ngành này, ông Dũng thường được mời dạy nhưng "không nhận được hết vì nhiều và mệt".

"Không có người dạy, sinh viên phải kéo dài thời gian học, ảnh hưởng đến thời gian tốt nghiệp. Đây sẽ là tình trạng đáng báo động nếu xảy ra với quy mô lớn", ông Dũng nói.

Vì vậy, các nhà giáo đề xuất không nên cào bằng thời gian công tác thêm của tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư như Nghị định mới. GS.TS Trần Đức Viên cho rằng giáo sư nên được công tác đến năm 70 tuổi, nhưng cần có các tiêu chí cụ thể. Chẳng hạn, trong 2-3 năm, giáo sư cần có ít nhất một công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học uy tín, hoặc là đồng tác giả. Các hoạt động này chứng tỏ giáo sư vẫn đang theo đuổi nghiên cứu khoa học và có những đóng góp xứng đáng, được ghi nhận.

Theo ông Viên, giữa giáo sư và phó giáo sư đã khác xa nhau về đẳng cấp học thuật và không thể đánh đồng, chưa nói đến tiến sĩ. Vì vậy, việc quy định kéo dài thời gian làm việc tối đa 5 năm với cả tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư là thiếu công bằng.

Lãnh đạo trường Y Dược ủng hộ chia ba mức 5, 7 và 10 năm kéo dài công tác, áp dụng với tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư như quy định cũ. Dựa vào khung tối đa này, các trường đại học nên được trao quyền tự chủ về việc cho giảng viên nghỉ hưu vào thời điểm nào, tùy thuộc sức cống hiến, nguyện vọng của từng người.

"Có người muốn công tác thêm đủ 5-7 hoặc 10 năm, nhưng có người muốn về hưu luôn ở tuổi 60 do năng lực, sức khỏe. Nên để các trường tự quyết trên khung đã cho, thay vì yêu cầu ai cũng như ai", vị này nói.

Thanh Hằng


Nguồn: /

Vì sao cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục?

Giáo dục và đào tạo

Hàng loạt bất cập khi ngành giáo dục chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục nhưng không được quyền chủ trì tuyển dụng, luân chuyển giáo viên.

Trường ĐH giảm đào tạo chuyên sâu để sinh viên dễ tìm việc

Giáo dục và đào tạo

Cùng với việc cắt giảm các môn học hàn lâm như toán cao cấp để thay bằng toán ứng dụng, nhiều trường ĐH đang 'sửa' chương trình đào tạo bậc ĐH theo hướng cắt giảm các môn học...

Thông báo chính thức về đăng ký tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa

Giáo dục và đào tạo

Ngày 22.5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã hướng dẫn cách đăng ký tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2024-2025.

Học sinh sốc vì ‘gậy’... hạnh kiểm!

Giáo dục và đào tạo

Đêm đã khuya, tôi nhận được hơn 20 tin nhắn của hai học sinh lớp 10 một trường THPT tại tỉnh Lâm Đồng. Đọc nội dung, tôi cảm nhận các em đang rất buồn, sốc vì kết quả xếp loại hạnh kiểm (đánh...

Công an vào cuộc vụ nữ sinh lớp 7 bị lột đồ, hành hung

Giáo dục và đào tạo

Lãnh đạo TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã chỉ đạo công an vào cuộc, xác minh, làm rõ vụ nữ sinh lớp 7, Trường THCS Quang Trung bị nhóm bạn hành hung.

Học phí Trường ĐH Y dược Cần Thơ thấp nhất 33 triệu đồng/năm

Giáo dục và đào tạo

Năm 2024, Trường ĐH Y dược Cần Thơ dự kiến tuyển sinh 11 ngành đào tạo, mức học phí từ 33 đến gần 50 triệu đồng/năm.

Hợp tác chuyển đổi số trong đào tạo và khám chữa bệnh từ xa

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Y Dược - ĐH Huế triển khai công tác chuyển đổi số trong đào tạo khối ngành sức khỏe và chăm sóc y tế, khám chữa bệnh từ xa.

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Địa lý tự nhiên Việt Nam

Giáo dục và đào tạo

Vào lúc 18 giờ 30 ngày 16.5, Báo Thanh Niên phát sóng chuyên đề số 2 môn địa lý của chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2024.

Vụ giáo viên đánh trẻ tím mặt vì 'bé ngủ ngáy': Chấn chỉnh các trường mầm non

Giáo dục và đào tạo

Phòng GD-ĐT Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ chấn chỉnh công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại các trường mầm non sau vụ việc giáo viên Trường mầm non Việt Úc bị phụ huynh tố bạo hành, khiến một...

Thêm một sân chơi trí tuệ cho học sinh yêu thích robot

Giáo dục và đào tạo

Chiều nay 16.5, tại Hà Nội diễn ra lễ công bố cuộc thi mang tên Tiền Phong Stem Robotics - Vô địch IYRC 2024, một sân chơi trí tuệ cho những học sinh yêu thích khoa học.