Danh sách bài viết

Lớp học kỹ năng sơ cấp cứu miễn phí cho học sinh

Cập nhật: 25/10/2023

Trong căn phòng nhỏ trên tầng hai một quán cà phê ở phố Yên Lãng, quận Đống Đa, các bác sĩ và tình nguyện viên của Hội bác sĩ tình nguyện hướng dẫn các em nhỏ kỹ năng xử lý khi bị gãy xương, chảy máu và hồi sinh tim phổi.

Sau phần lý thuyết, Nguyễn Huy Hoàng, thành viên của Hội, quỳ xuống bên mô hình, vừa mô tả từng thao tác vừa quan sát phản ứng của nhóm học sinh đang chăm chú để kịp thời điều chỉnh tốc độ và giọng nói của mình.

Các em nhỏ đếm to theo mỗi nhịp ấn tim của Hoàng, có em rón rén chạm tay vào mô hình để kiểm tra chất liệu hay áp tai vào mũi xem... có thở không. Thi thoảng chúng phá lên cười hoặc đặt câu hỏi cho Hoàng sau mỗi câu đùa hóm hỉnh.

Hoàng đang hướng dẫn các em học sinh kỹ năng hồi sinh tim phổi trên mô hình tại lớp học hôm 21/3. Ảnh: Bình Minh.

Hoàng đang hướng dẫn các em học sinh kỹ năng hồi sinh tim phổi trên mô hình tại lớp học hôm 21/3. Ảnh: Bình Minh.

Nhóm gồm 12 học sinh, từ lớp 1 đến 6, thi nhau giơ tay xung phong thực hành. Khang, ở phố Châu Long, quận Ba Đình, phấn khích quỳ xuống, hai chân dạng đủ rộng rồi bắt đầu kiểm tra ý thức của nạn nhân bằng cách gọi to hoặc vỗ mạnh vào người.

Không thấy phản ứng, Khang kiểm tra mạch dưới cổ rồi đặt tay lên ngực, áp tai lên mũi xem nạn nhân còn thở không. Xác định bệnh nhân ngừng tim và phổi, nam sinh lớp 6 bắt đầu đan tay vào nhau, đặt thẳng và vuông góc lên ngực rồi ấn.

Sau 30 lần ép, Khang thổi ngạt hai lần. Cậu bé được các anh chị và các bạn vỗ tay tán thưởng vì làm tốt. Về chỗ ngồi, cậu đập tay với hai cậu bạn cùng đi và bày tỏ kỹ năng hồi sinh tim phổi khó do cần ấn mạnh.

Lớp học kỹ năng sơ cấp cứu miễn phí cho học sinh
 
 

Đây không phải lần đầu tiên Khang tới lớp chia sẻ kỹ năng sơ cấp cứu. Trước đó, Khang được hướng dẫn sơ cứu đuối nước, bỏng, gãy xương hay chảy máu tại lớp học này. Nhờ vậy, Khang biết làm sạch vết thương và băng bó khi bị đứt tay.

Cậu cũng tự nhận biết được ngón tay gãy hay chỉ bị rạn sau mỗi lần đá bóng gặp chấn thương ở trường. Mỗi lần như vậy, nam sinh xuống phòng y tế và trình bày rõ ràng các dấu hiệu. "Ban đầu em khá hoảng sợ vì bị thương nhưng sau đó nhớ lại kỹ năng đã học để áp dụng theo", Khang cho hay.

Ngồi bên dưới cùng nhiều phụ huynh khác, chị Nguyễn Thu Trang, mẹ Khang, tự hào về con trai. Chị đăng ký cho Khang vì muốn con tự bảo vệ bản thân, sau đó giúp đỡ người khác một cách chuyên nghiệp hơn. Khang không ít lần xử lý tình huống giúp bạn bị thương ở trường.

Theo chị Trang, kỹ năng học được có thể chưa được áp dụng ngay nhưng sau mỗi buổi chị sẽ hỏi lại và có thể cùng con thực hành. Chị dự tính cho Khang học lớp về giới tính sắp mở vào cuối tháng này. "Con thích học và buổi sau lại muốn đến lớp. Cho con tham gia sớm có thể là cách nuôi dưỡng tình yêu với ngành y để cứu giúp mọi người", chị Trang, chuyên gia về mắt, thành viên Hội bác sĩ tình nguyện, nói.

Hôm nay chị Trang rủ thêm một phụ huynh nữa mang con tới lớp. Trong lúc các con thực hành, chị cùng các bà mẹ bàn luận và thấy bản thân được mở mang nhiều kiến thức về sơ cấp cứu.

Lớp học kỹ năng sơ cấp cứu miễn phí cho học sinh
 
 

Chị Nguyễn Nga ở xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, bắt taxi đưa con trai và hai cháu hàng xóm đến lớp. Buổi sáng trời mưa, lại đi sớm, ba đứa trẻ mang theo bánh mì đến lớp, đợi nghỉ giữa giờ thì ăn. Con trai chị Nga năm nay lớp 1, hứng thú nghe giảng và tập trung thực hành. Bé cũng mạnh dạn xung phong lên làm bệnh nhân để các anh chị băng bó vết thương.

Chị Nga quan tâm đến các lớp kỹ năng, thường xuyên cùng các bà mẹ có con cùng độ tuổi tranh thủ cuối tuần đưa các con ra ngoài vận động, vui chơi. Ở nhà chị cũng mua sách dạy kỹ năng, tuy nhiên do không có chuyên môn, việc truyền đạt cho con gặp nhiều hạn chế.

"Những lớp như này rất hữu ích, cho cả người lớn và trẻ em. Khi được trang bị kiến thức và kỹ năng, các con sẽ chủ động và biết xử lý trong từng tình huống", chị Nga nhận xét.

Trong mỗi buổi học, ngoài các tình nguyện viên, các bác sĩ của Hội cũng tham gia cố vấn chuyên môn và giải đáp thắc mắc cho học sinh. Buổi học sáng 21/3 có sự cố vấn của bác sĩ nội trú Bệnh viện Bạch Mai Trương Thị Hoàn. Chị Hoàn tham gia hoạt động khám chữa bệnh miễn phí của Hội bác sĩ tình nguyện từ năm 2018, sau đó thường xuyên có mặt trong lớp chia sẻ kỹ năng. "Tôi muốn lan tỏa kiến thức và giúp mọi người, đặc biệt các em nhỏ, có kỹ năng sơ cấp cứu", chị Hoàn chia sẻ.

Theo chị Hoàn, các phụ huynh đến lớp cũng đóng góp nhiều ý kiến, giúp lớp học trở nên cuốn hút với các em nhỏ hơn. Thay vì nội dung dài, lớp phân chia thành độ tuổi và kỹ năng phù hợp. Các tình nguyện viên và bác sĩ cũng thay đổi cách tương tác để học sinh cảm thấy vui vẻ.

Hội bác sĩ tình nguyện được thành lập năm 2015, gồm những người yêu thích công tác tình nguyện ở trong và ngoài ngành y. Hội thực hiện công tác khám, chữa bệnh nhân đạo, cấp thuốc không phí và kết hợp các tổ chức phát quà từ thiện. Hiện ngoài 300 thành viên chính thức gồm các y bác sĩ và điều dưỡng, hội còn có nhiều tình nguyện viên là sinh viên trường y hoặc các trường khác.

Hoàng kiểm tra và nhận xét cách băng bó khi bị gãy tay của một học sinh ở quận Hà Đông. Ảnh: Bình Minh.

Hoàng kiểm tra và nhận xét cách băng bó khi bị gãy tay của một học sinh ở quận Hà Đông. Ảnh: Bình Minh.

Lớp sơ cấp cứu ban đầu là một trong năm dự án cộng đồng của Hội bác sĩ tình nguyện, bắt đầu hoạt động năm 2018. Lớp mới mở cửa trở lại vào sáng chủ nhật 21/3, sau thời gian nghỉ dịch.

Chị Vũ Thị Quỳnh, Thư ký của Hội, cho biết lớp sơ cấp cứu miễn phí được mở ra nhằm trang bị cho học sinh, phụ huynh những kỹ năng cần thiết sơ cứu ban đầu. Các em nhỏ tới lớp sẽ được hướng dẫn sơ cứu, thực hành nhiều sẽ có phản xạ, từ đó biết cách hành động. Nhiều phụ huynh là bác sĩ cũng đưa con tới học.

Mỗi tuần, lớp sẽ có chủ đề khác nhau. Các tình nguyện viên và bác sĩ sẽ chuẩn bị nội dung rồi gửi cho Hội kiểm duyệt, góp ý, trước khi chia sẻ. Họ cũng được đào tạo, thực hành và tập dượt hàng tuần để truyền đạt kiến thức tới học sinh một cách chính xác.

"Chúng tôi khuyến khích học sinh tham gia nhiều lần để nhớ kiến thức, được thực hành nhiều và có phản xạ", chị Quỳnh nói.

Bình Minh


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...