Danh sách bài viết

Lớp học trong nhà rông

Cập nhật: 25/10/2023

Sáng 7/9, 9 học sinh lớp 6 trường Tiểu học và THCS xã Đăk Nhoong có mặt trước căn nhà rông làng Đăk Ung, để chuẩn bị cho tiết học Lịch sử. Trước khi vào lớp, tất cả học sinh được giáo viên đo thanh nhiệt, hướng dẫn sát khuẩn và ngồi giãn cách trên chiếc ghế nhựa.

Các em ngồi quay lưng vào nhau, sách vở đặt trên mặt nứa gồ ghề để ghi chép. Hai em không có ghế, phải ngồi bệt giữa sàn hoặc quỳ gối trên sàn để chép bài. Tấm bảng đen nhỏ đóng vội trên vách, chỉ đủ ghi tiêu đề bài giảng.

Buổi học thứ 2 trong nhà rông của các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Đăk Nhoong, sáng 7/9. Ảnh: Ngọc Oanh

Buổi học thứ hai trong nhà rông của các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Đăk Nhoong, sáng 7/9. Ảnh: Ngọc Oanh

Trường Tiểu học và THCS Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei có 388 học sinh, 24 giáo viên, với hai điểm trường chính và hai điểm lẻ. Những học sinh trong các làng phải đến các điểm trường để học tập trung. Tuy nhiên, năm nay vì dịch bệnh không thể tập trung đông người, nhà trường buộc phải mượn nhà rông và mở lại các phòng học năm xưa đóng cửa vì thiếu học sinh.

Giáo viên được phân công đến 21 điểm để giảng dạy, buổi sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 13h đến 16h30. Mỗi buổi học sinh học một môn, thời gian trong một giờ.

Sáng sớm, cô Nguyễn Thị Hạnh, giáo viên dạy Lịch sử dậy từ sớm, chuẩn bị cơm nước, chạy gần 25 km xe máy từ trung tâm huyện vào làng. Trước mặt cô, lớp học "dã chiến" là căn nhà rông cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân trong các buôn làng. Cô Hạnh cho biết, đây là lần đầu tiên các em phải ngồi học trong điều kiện hết sức khó khăn, bàn ghế không có, các em phải ngồi khom lưng để chép bài.

Cô Nguyễn Thị Hạnh trước giờ lên lớp. Ảnh: Ngọc Oanh

Cô Nguyễn Thị Hạnh trước giờ lên lớp. Ảnh: Ngọc Oanh

Khi tiết học kết thúc, nhóm học sinh khối 6 được ra về, nhường lại nhà rông cho học sinh lớp 7. Trong một buổi, cô Hạnh dạy môn Sử cho bốn lớp từ khối 6 đến khối 9. Đến trưa, cô ăn vội bát cơm mang theo, rồi quay về điểm trường chính tiếp tục giảng dạy cho học trò tại Đăk Nhoong.

Bình thường mỗi tuần cô Hạnh dạy 19 tiết, nhưng nay tăng lên 32 tiết. "Tuy mệt mỏi, ngày chạy khoảng 50 km, nhưng phải cố gắng bổ sung kiến thức cho các em bớt thiệt thòi hơn học sinh vùng miền khác", nữ giáo viên cho hay.

Ông Lê Hải Lâm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Đăk Glei cho biết, vì điều kiện học sinh trên địa bàn còn nhiều khó khăn, ở những vùng sâu điều kiện đường truyền kém nên khó triển khai việc học trực tuyến. Để đảm bảo kiến thức cũng như an toàn cho các em, tuần đầu tiên ngành giáo dục cho triển khai việc dạy học trực tiếp nhưng phân chia từng nhóm nhỏ, mỗi lớp dưới 10 học sinh. Riêng bậc mầm non giáo viên đến hướng dẫn cho học sinh tại nhà.

Trước đó, đầu năm học 2021-2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum đã có hướng dẫn các cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình dịch bệnh, điều kiện của địa phương, triển khai, áp dụng các phương án tổ chức dạy học phù hợp.

Không đủ phòng, nhà trường mượn nhà rông làng Đăk Ung để dạy học. Ảnh: Ngọc Oanh

Không đủ phòng, nhà trường mượn nhà rông làng Đăk Ung để dạy học. Ảnh: Ngọc Oanh

Theo đó, việc dạy học trực tiếp áp dụng đối với các trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú THCS (nếu đảm bảo các điều kiện tổ chức ăn, ở... cho học sinh trong suốt thời gian học tập tại trường).

Dạy học trực tuyến áp dụng đối với các học sinh đã đảm bảo các điều kiện, không bắt ép học sinh phải mua thiết bị để học tập; khuyến khích các em cùng lớp học trực tuyến ở gần nhà nhau học theo nhóm nhỏ (2, 3 học sinh), chỉ cần sử dụng một phương tiện học trực tuyến. Đối với học sinh không thể học trực tuyến và trực tiếp, các trường áp dụng dạy theo hình thức học tập có hướng dẫn.

Năm học 2021-2022, Kon Tum có trên 164.300 học sinh từ mầm non đến THPT, trong đó, học sinh dân tộc thiểu số hơn 92.000 em.

Trần Hoá


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...