Danh sách bài viết

Mật ong điên khiến đội quân La Mã bị tiêu diệt

Cập nhật: 10/08/2023

Trong một cuộc phục kích táo bạo nhất mọi thời đại, một đội quân La Mã tử trận do bị kẻ thù đầu độc bằng mật ong gây ảo giác từ loài ong sống dọc Biển Đen.

Mật ong điên do loài ong ăn mật hoa đỗ quyên tạo ra.
Mật ong điên do loài ong ăn mật hoa đỗ quyên tạo ra. (Ảnh: Interesting Engineering).

Mật ong điên khiến những binh lính La Mã không may ăn phải trải qua nhiều triệu chứng khó chịu trong một thời gian ngắn và mất sức chiến đấu. Trận thảm sát xảy ra vào thời kỳ Chiến tranh Mithridates lần thứ ba, trong đó quân đội La Mã mở rộng đế quốc trên khắp vùng Anatolia từ năm 73 đến năm 63 trước Công nguyên. Trong chiến dịch, họ gặp phải một trong những kẻ thù khó đối phó nhất là vua Mithridates VI của Pontus hay còn gọi là Vua độc dược.

Mithridates trở nên ám ảnh với thuốc độc sau khi cha ông bị ám sát bởi những kẻ lạ mặt trong một bữa tiệc hoàng gia. Nổi tiếng với trí thông minh và niềm đam mê dược học, Mithridates tôi luyện khả năng miễn nhiễm với vài loại thuốc độc bằng cách uống một liều lượng nhỏ hàng ngày. Khi người La Mã kéo tới, binh lính của Mithridates tấn công quân xâm lược bằng mũi tên tẩm độc, thả ong bắp cày và nhiều loài côn trùng khác vào đường hầm vây hãm của quân La Mã, thậm chí phát triển vũ khí hóa học từ dầu hỏa.

Mô tả một sự kiện xảy ra vào năm 65 trước Công nguyên, sử gia cổ đại Strabo cho biết đồng minh của Mithridates là bộ tộc Heptacomitae sử dụng mật ong điên để tiêu diệt một đội quân La Mã. Được tạo ra bởi những con ong ăn mật hoa đỗ quyên, loại mật ong này chứa liều lượng cao chất độc thần kinh mang tên grayanotoxin, có thể gây ảo giác, mất khả năng phối hợp vận động, nôn mửa với lượng nhỏ và biến chứng nghiêm trọng ở tim với lượng lớn. Theo Strabo, bộ tộc Heptacomitae đặt những bát đựng mật ong dọc đường đi của quân La Mã. Sau đó, khi binh lính ăn mật ong và mất các giác quan, người Heptacomitae sẽ tấn công và dễ dàng loại bỏ kẻ thù.

Kết hợp những ghi chép lịch sử về sự kiện trong bài báo công bố hôm 29/4 trên tạp chí Cureus, nhóm nghiên cứu đứng đầu là Matthew D. Turner ở Trung tâm y tế quân sự Madigan giải thích đây không phải trường hợp đầu tiên một đội quân cổ đại bị đầu độc bằng mật ong điên. Trước đó ba thế kỷ, tướng chỉ huy Xenophon của quân Hy Lạp mô tả hàng trăm binh lính của ông cư xử kỳ lạ trong một thời gian, bị nôn mửa, tiêu chảy và mất hoàn toàn khả năng đứng vững. Dù nhiễm độc nặng, không có binh lính nào tử vong. Tất cả khôi phục nhận thức và giác quan trong vòng 24 giờ sau khi ăn mật ong.

Trên thực tế, nhiễm độc grayanotoxin hầu như không gây chết người bởi chất độc nhanh chóng bị chuyển hóa bởi cơ thể. Tuy nhiên, nhờ căn chuẩn xác thời điểm tấn công để bắt binh lính La Mã đang chịu ảnh hưởng của mật ong điên, bộ lạc Heptacomitae dễ dàng tàn sát kẻ thù. Dù vậy, chiến thắng nhỏ này không giúp Mithridates xoay chuyển kết quả cuộc chiến và vương quốc Pontic vẫn bị quân đội La Mã tiêu diệt.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.