Danh sách bài viết

Mỹ dạy trẻ chống bắt nạt học đường thế nào?

Cập nhật: 25/10/2023

Bắt nạt (bullying) học đường là vấn nạn lớn ở nhiều nơi, cả ở Mỹ, gây hậu quả nghiêm trọng như tạo ra môi trường không an toàn cho trẻ nhỏ hay thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Theo khảo sát năm 2018 ở Mỹ, 70,6% học sinh được khảo sát nói từng biết hay chứng kiến nạn bắt nạt, 28% học sinh (lớp 6-12) từng bị bắt nạt, 30% từng là thủ phạm, 15% học sinh cấp 3 (lớp 9-12) là nạn nhân của bắt nạt trên mạng. Hàng ngày, có khoảng 160.000 học sinh ở nhà không đến trường vì sợ bị bắt nạt.

Ở Mỹ, việc chống nạn bắt nạt học đường (anti-bullying in schools) là mối quan tâm lớn cùng với những quan tâm khác trong ngành giáo dục như kết quả học tập, thi cử, hay chất lượng đào tạo...

Năm 2014, lần đầu tiên Bộ Giáo dục Mỹ cùng Trung tâm Đối phó dịch bệnh (Centers for Disease Control-CDC) thống nhất ra một định nghĩa về bắt nạt để thuận tiện cho việc nghiên cứu và giám sát. Theo đó bắt nạt (bullying) là hành vi hung hăng (aggressive behavior), sự mất cân bằng về quyền lực (imbalance of power), những hành vi lặp đi lặp lại (repeated behaviors).

Theo hai cơ quan trên, có hai dạng thức (modes) bắt nạt chính là trực tiếp (khi có mặt nạn nhân) và gián tiếp (khi không có mặt nạn nhân hay không giao tiếp trực tiếp với nạn nhân, chẳng hạn bắt nạt qua mạng).

Hai dạng thức trên bao gồm bốn loại. Một là bắt nạt về thể xác (physical), ví dụ đánh đấm, giật tóc, đẩy xô ngã. Hai là bắt nạt bằng lời nói (verbal), ví dụ nói xấu, đặt biệt danh, chửi rủa. Ba là làm tổn hại danh dự hay quan hệ của nạn nhân (relational), ví dụ rao tin đồn, tạo dư luận xấu, cô lập, xa lánh bạn bè, tạo bè phái chống lại những ai khác biệt, không giống mình. Bốn là phá hoại tài sản (damage to property), ví dụ làm hỏng cặp sách hay đồ dùng của bạn, phá hỏng xe cộ hay sách vở.

Một buổi tìm hiểu về cách chống nạn bắt nạt học đường trong trường học Mỹ. Ảnh: Đinh Thu Hồng.

Một buổi tìm hiểu về cách chống nạn bắt nạt học đường trong trường học Mỹ. Ảnh: Đinh Thu Hồng.

Có rất nhiều cách để chống nạn bắt nạt học đường. Ở Mỹ, bất cứ trường học nào, cấp học nào cũng có những hoạt động như tổ chức hội họp toàn trường, biểu diễn, phát động các cuộc thi và chiến dịch bài trừ vấn nạn này, lập hội nhóm tư vấn, giúp đỡ, kết hợp với các tổ chức hội đoàn trong và ngoài nhà trường.

Các em lớp bé thường được giáo dục từ nhỏ thông qua luật/quy định của lớp, của trường và tham dự những buổi hội họp nói về anti-bullying. Các buổi hội họp này thường có tiết mục biểu diễn múa rối, hát, diễn kịch, đọc thơ, giải thích cho các em các dạng bắt nạt, cũng như dạy làm thế nào để ngăn chặn kẻ bắt nạt. Những cách sau sẽ góp phần ngưng hành động của kẻ bắt nạt: ­

- Đưa ra ánh sáng: Vạch mặt kẻ gây ra hành động bắt nạt, như nói thẳng cho họ biết... ­

- Nói về việc mình bị bắt nạt: Ngay khi cảm thấy mình bị bắt nạt, các em cần nói ngay với ai đó, bạn bè hay thầy cô giáo hay anh chị em, hoặc bố mẹ... ­

- Nói cho người lớn biết: Người lớn sẽ giúp các em giải quyết trước khi sự việc đi quá xa.

Các em được học những điều sau để cùng ngăn chặn hành vi bắt nạt: ­

- Empathy & Compassion: Cảm thông và quan tâm đến cảm xúc của người khác.

- Respect: Tự trọng đối với bản thân và tôn trọng người khác. Lòng tự trọng như con đường hai chiều, hay như lúc hai người cúi đầu chào, bắt tay nhau trước khi đấu võ.

- ­Tolerance: Có lòng dung thứ, coi sự khác biệt không phải là cái sai, đơn giản chỉ là khác biệt.

- ­Courage: Có lòng dũng cảm, gan dạ, vẫn làm những việc đúng đắn, chính trực, ngay cả khi mình thấy sợ phải làm điều đó; dám đối mặt với những tình huống nguy khó.

Ngoài những cách trên, để tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè mình, học sinh được dạy phải luôn trở thành "upstander" - người phản ứng lại hành động bắt nạt, chứ đừng thành "bystander" - người chứng kiến mà không hành động!

Mỗi gia đình có thể dạy con những điều trên để chung tay đẩy lùi bắt nạt học đường.

Đinh Thu Hồng


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...