Danh sách bài viết

Nghiên cứu đường lây của nCoV qua tái dựng chợ động vật

Cập nhật: 06/04/2021

Chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán được cho là nơi dịch bệnh khởi phát. Ảnh: New York Post.

Chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán được cho là nơi dịch bệnh khởi phát. Ảnh: New York Post.

Các chuyên gia chưa thể khẳng định chắc chắn nguồn gốc của chủng virus corona mới đang gây ra dịch viêm phổi ở Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới, Conversation hôm nay đưa tin. Tuy nhiên, một số cho rằng virus này phát tán từ chợ hải sản Huanan ở thành phố Vũ Hán. Tại khu chợ, người mua tiếp xúc với động vật gặm nhấm, thỏ, dơi, nhiều loài động vật hoang dã và hải sản.  

Trong hai thập kỷ qua, thế giới chứng kiến sự xuất hiện của nhiều dịch bệnh nghiêm trọng như cúm gia cầm H5N1, SARS, Ebola, MERS, sốt Chikungunya, bệnh do virus Zika và giờ là nCoV. Các virus gây bệnh trên, thậm chí đến khoảng 2/3 virus xuất hiện gần đây, đều bắt nguồn từ động vật rồi lây sang người.  

Điều này nhấn mạnh rằng, có nhiều thành phần của hệ sinh thái tham gia trong một đợt bùng phát dịch bệnh. Ví dụ, động vật gặm nhấm và dơi hoang dã mang nhiều loại virus có khả năng lây cho người và động vật khác. Khi chúng bị tách khỏi môi trường sống tự nhiên và tiếp xúc gần với con người, sự truyền nhiễm vốn rất hiếm gặp lại dễ xảy ra hơn.

Sự lây nhiễm khác loài của các mầm bệnh rất phức tạp. Quá trình này có thể diễn ra qua tiếp xúc trực tiếp, ăn thịt động vật hoang dã hoặc qua vật chủ trung gian là côn trùng mang bệnh. Hàng loạt yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng Mặt Trời, mưa theo mùa và đất cũng có thể tác động đến quá trình lây nhiễm.

Dù thế giới tự nhiên rất phức tạp, phương pháp để hiểu cách tương tác giữa mầm bệnh với vật chủ (gồm người và động vật) lại đơn giản hơn. Các nhà khoa học thường chỉ tập trung vào một loài vật tại một thời điểm, nghiên cứu dưới các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và luồng không khí cố định. Phương pháp này giúp họ hiểu được quá trình lây bệnh.

Hai giáo sư tại Đại học Bang Colorado, Richard Bowen và Alan Rudolph, cùng đồng nghiệp thiết lập "hệ sinh thái nhân tạo" trong phòng thí nghiệm để mô phỏng các điều kiện phức tạp trong thế giới thực. Qua đó, họ nắm được thêm thông tin về cách virus và các mầm bệnh khác xuất hiện và trở thành mối đe dọa cho con người.

Việc mầm bệnh trực tiếp "nhảy" từ động vật sang người trong tự nhiên vô cùng hiếm gặp. Tuy nhiên, trong những khu chợ như Huanan ở Vũ Hán, có rất nhiều cơ hội để sự lây nhiễm khác loài xảy ra.

Chợ bán động vật sống ở Indonesia (trái) và chợ động vật được tái dựng trong phòng thí nghiệm (phải). Ảnh: Conversation. 

Chợ bán động vật sống ở Indonesia (trái) và chợ động vật được tái dựng trong phòng thí nghiệm (phải). Ảnh: Conversation. 

Vì các mầm bệnh mà nhóm chuyên gia tại Đại học Bang Colorado nghiên cứu nguy hiểm và có tính truyền nhiễm, họ vô cùng thận trọng để chúng không thể thoát khỏi phòng thí nghiệm. Hệ sinh thái được thiết lập với các điều kiện an toàn sinh học nghiêm ngặt. Toàn bộ không khí thải ra đều được lọc. Nhân viên phải đeo mặt nạ phòng độc, mặc đồ bảo hộ và tắm rửa trước khi ra ngoài.

Khi nghiên cứu cúm gia cầm H5N1, nhóm nhà khoa học lập những nông trại nhân tạo với vịt, gà, bồ câu, chim hoét đen và chuột cùng chung sống. Chúng tự do tương tác, chia sẻ nguồn thức ăn và nước chung. Giống như với nông trại thực, chuột không ra khỏi nơi trú ẩn vào ban ngày. Ban đêm, camera cho thấy chúng chạy quanh phòng, tắm trong bể nước và quấy nhiễu vịt. Tiếp theo, các nhà khoa học thả vài con vịt nhiễm bệnh vào phòng rồi theo dõi xem sự lây nhiễm xảy ra như thế nào.

Trong một nghiên cứu khác, nhóm chuyên gia tìm hiểu sự lây nhiễm của một loại virus cúm gia cầm khác với gà, chim cút, gà lôi, thỏ được nhốt trong lồng như ngoài chợ bán động vật sống. Thêm vào đó, sẻ và bồ câu được thả tự do trong phòng, tương tác với các động vật bị nhốt. Giống như dự đoán, những con chim nhốt bên dưới cá thể nhiễm virus có khả năng lây bệnh cao hơn, do chất thải đi xuống dưới. Chim cút là sinh vật dễ lây bệnh nhất.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhiều điều quan trọng với phương pháp hệ sinh thái nhân tạo. Ví dụ, virus cúm gia cầm lây truyền giữa các loài chim và thú khác nhau khi chúng tương tác tự do trong nông trại hay chợ động vật nhân tạo. Họ cũng phát hiện lượng lớn virus tồn tại trong những nguồn nước chung.   

Gần đây, nhóm nhà khoa học đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo phức tạp hơn cho phép điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, thậm chí tạo mưa và gió. Qua đó, họ có thể đánh giá những điều kiện môi trường thúc đẩy sự lây lan của virus.

Dù sự tương tác trong thế giới thực rất phức tạp, các nhà khoa học thường chỉ tập trung vào sự lây nhiễm ở một loài trong một thời điểm khi nghiên cứu mầm bệnh mới. Điều này phần nào do quy trình chấp thuận phương pháp chẩn đoán hoặc vaccine mới. Quy trình này đòi hỏi phải chứng minh rõ ràng tính an toàn và hiệu quả ở các mô hình động vật cụ thể.

Nhóm nhà khoa học tại Đại học bang Colorado hy vọng phương pháp nghiên cứu mới có thể mang lại những thông tin thiết thực về cách mầm bệnh lây truyền giữa nhiều loài vật, trong đó có lây từ động vật sang người, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán, điều trị hoặc vaccine mới. Việc hiểu sự lây nhiễm ở các vật chủ tự nhiên trong hệ sinh thái hỗn hợp mô phỏng quá trình lây truyền ngoài thế giới thực rất quan trọng. Điều này giúp giới chuyên gia phát triển các phương pháp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Thu Thảo (Theo Conversation)


Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.