Danh sách bài viết

Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế tạo thiết bị bay không người lài VB-01

Cập nhật: 20/09/2020

Những năm gần đây, cụm từ “Thiết bị bay không người lái” (Unmanned Aerial Vehicle – UAV) đã dần trở nên quen thuộc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ với người dân Việt Nam khi mà mức độ tiếp cận với công nghệ chế tạo và ứng dụng thiết bị này vẫn còn khiêm tốn. Trên thế giới, những chiếc UAV đầu tiên xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và gắn liền với lịch sử những cuộc chiến tranh như: hai cuộc thế chiến; hai cuộc chiến tranh vùng vịnh; chiến tranh Triều Tiên; chiến tranh Việt Nam…, ở đó vũ khí công nghệ cao được thử nghiệm rộng rãi Ngày nay, việc phát triển kỹ thuật chế tạo thiết bị bay không người lái là mối quan tâm của nhiều quốc gia vì mục đích an ninh-quốc phòng, dân sự và phát triển công nghệ. Những ứng dụng đối với mục đích dân sự và nghiên cứu khoa học của UAV là không nhỏ trong vai trò là thiết bị do thám từ không gian, nhằm cung cấp các thông tin mặt đất tại vùng mà con người khó tiếp cận đến. Có thể kể đến những ứng dụng như: theo dõi thông tin về biến đổi môi trường; kiểm soát nguồn tài nguyên; thông tin cứu hộ cứu nạn; tiếp cận vùng sâu, vùng xa, ngoài biển; xử lý đường dây điện cao thế, óng dẫn nhiên liệu; cảnh báo tình trạng giao thông… mb1 Theo dõi đám đông bằng thiết bị UAV - Phát hiện cây bị bệnh trong rừng bằng thiết bị UAV Nhận thức được tính cấp thiêt của việc nghiên cứu, chế tạo thiết bị bay không người lái, trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp lâu năm với viện Hàn lâm Khoa học Belarus, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam đã xây dựng và triển khai đề tài chuyển giao công nghệ thiết bị bay không người lái từ phía Belarus cho Việt Nam. Đề tài “Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế tạo thiết bị bay không người lái cho nghiên cứu khoa học”- (Study and Transfer Technology for Production of the Unmanned Aerial Vehicle for Scientific Purpose) được triển khai từ tháng 1/2013 và dự kiến được hoàn thành vào tháng 12/2014. Đây là đề tài độc lập cấp Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. Đơn vị chủ trì đề tài là viện Vật lý Ứng dụng và Thiết bị Khoa học do TS. Nguyễn Trọng Tĩnh, Viện trưởng – Trưởng phòng chuyên môn làm chủ nhiệm đề tài. mb2 Thử nghiệm thiết bị VB-01 tại hội thảo “Phát triển thiết bị bay không người lái vì mục đích nghiên cứu khoa học” Đề tài được triển khai với các mục tiêu: nghiên cứu kỹ thuật thiết bị bay không người lái; chuyển giao công nghệ chế tạo từ Belarus và xây dựng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cơ sở chế tạo máy bay không người lái tầm hoạt động trung bình cho mục đích nghiên cứu khoa học và những ứng dụng dân sự; Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn về máy bay không người lái; Thử nghiệm một số ứng dụng UAV tầm trung cho mục đích nghiên cứu và dân sự; Chuẩn bị cho giai đoạn hai là: chủ động phát triển hệ thống máy bay không người lái UAS (Unmanned Aircraft System) tại Việt Nam”. mb3 Hình ảnh thiết bị VB-01 TS. Nguyễn Trọng Tĩnh cho biết: “Dự án chuyển giao công nghệ thiết bị bay không người lái VB-01 đã được triển khai từ hơn một năm, về cơ bản đã hoàn thành những nội dung theo dự kiến. Mẫu máy bay này do phía Belarus thiết kế, lắp ráp tại Việt Nam, đã được thử nghiệm và được khẳng định thỏa mãn tất cả các yêu cầu về mặt kỹ thuật đề cho ra một sản phẩm loại này. Theo đó, sau khi đã được chuyển giao toàn bộ, chúng ta có thể hoàn toàn chủ động sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh một cách chuyên nghiệp. Đặc biệt có thể chủ động các khâu về sau như: hỗ trợ kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa, hướng dẫn sử dụng…, xử lý những tình huống phát sinh đảm bảo cho việc vận hành sau này”. Kết quả nhận được từ đề tài này không đơn thuần là sở hữu một xưởng sản xuất loại máy bay VB-01 mà cao hơn nữa, chúng ta sẽ nắm bắt được công nghệ; chiều sâu trong vấn đề khoa học sẽ được khai thác, nhất là với mối quan hệ tốt đẹp lâu năm giữa hai viện Hàn lâm. Theo TS. Nguyễn Trọng Tĩnh: “Để có thể phát triển bền vững trong lĩnh vực này, chúng ta phải tính đến quan hệ hợp tác lâu dài. Thông qua những mối quan hệ với cộng đồng khoa học nước ngoài, chúng ta sẵn sàng cho những bước tiếp theo là nâng cấp, phát triển tiếp chứ không chỉ dừng lại ở một thế hệ sản phẩm”. Đây cũng là một dịp tốt để chúng ta thử nghiệm khả năng của mình bằng việc dần dần tham gia vào chuỗi thiết kế và sản xuất các bộ phận của một sản phẩm máy bay không người lái hoàn chỉnh. Một số giải pháp kỹ thuật và công nghệ đang được nghiên cứu thử nghiệm và sẽ chào hàng vào chuỗi cung cấp sản phẩm phụ trợ cho hệ thống không người lái UAS như: cân bằng tự động cho vật mang; số hóa, bảo mật và truyền ổn định tín hiệu video; hỗ trợ cất cánh tự động; hỗ trợ định vị cho hạ cánh tự động; tích hợp điều khiển và truyền dữ liệu thiết bị thám không vào hệ thống UAS; một số chủng loại vật mang (payload) có tính năng đặc biệt; hệ thống lái tự động cho máy bay lên thẳng helicopter hoặc multicopter… Máy bay VB-01 được thiết kế và sản xuất phù hợp với môi trường Việt Nam bằng các vật liệu cao cấp (sợi Hybric Carbon-Kevlar) mang lại độ bền bỉ và tin cậy cao trong hoạt động tác chiến. Bên cạnh đó, do hoàn toàn làm chủ hệ thống và được thiết kế, sản xuất trong nước nên việc sửa chữa, cải tiến, nâng cấp VB-01 dễ dàng hơn so với máy bay không người lái nhập ngoại trong khi giá thành rẻ hơn nhiều. Các tham số kỹ thuật chủ yếu: Tải có ích: Camera 600 TVL 12x Zoom nằm ở phía trước có hệ thống giữ thăng bằng tự động hoặc hệ thống camera nhiệt hồng ngoại FLIR. Cao độ hoạt động hiệu quả: 200 – 300m trên mục tiêu. Cao độ tối đa: 3500m. Tốc độ hoạt động hiệu quả: 50-70km/h Tốc độ: 25 – 120km/h. Bán kính hoạt động hiệu quả: 3 – 20km. Thời gian hoạt động: 45 -90 phút Sải cánh: 2412mm. tháo lắp cơ động. Chiều dài thân: 1660mm. Trọng lượng không tải: 5kg. Trọng lượng với tải có ích (MTOW): 15kg. Động cơ: Điện 3 pha. Điện áp: 22,2 V 36000mAh Lipo Cất cánh: Bằng tay, tự động. Hạ cánh: Tự động, dù Máy lái tự động: mP-07 Băng tần điều khiển: VHF, UHF, L, S, C (Chế độ FHSS); tùy chọn (02W Po – 10 W Po). Nguồn tin: TS. Nguyền Trọng Tĩnh - Viện Vật lý Ứng dụng và Thiết bị Khoa học Kim Anh - Trung tâm Thông tin-Tư liệu

Nguồn: / 0

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.