Danh sách bài viết

Người hùng thầm lặng trong sứ mệnh Apollo lịch sử

Cập nhật: 18/03/2021

Chân dung Michael Collins, phi công điều khiển module chỉ huy trong sứ mệnh Apollo 11. Ảnh: NASA.

Chân dung Michael Collins, phi công điều khiển module chỉ huy trong sứ mệnh Apollo 11. Ảnh: NASA.

Là một trong ba phi hành gia trong sứ mệnh Apollo 11 lịch sử, Michael Collins được biết đến như người hùng thầm lặng khi ở lại một mình trên quỹ đạo Mặt Trăng, điều khiển module chỉ huy giúp hai đồng nghiệp Neil Armstrong và Buzz Aldrin đáp xuống bề mặt thiên thể để trở thành những người đầu tiên đi bộ trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.

Hôm 28/4, gia đình Collins thương tiếc báo tin phi hành gia đã qua đời ở tuổi 91 sau một thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư. Ông đã trải qua những ngày tháng cuối đời bình yên bên gia đình.

Sinh ngày 31/10/1930 tại thủ đô Rome của Italy, Collins là con trai thứ hai của Thiếu tướng quân đội Mỹ James Lawton Collins và bà Virginia Stewart. Trong 17 năm đầu đời, ông đã sống ở rất nhiều nơi khi quân đội đưa cha đến nhiều địa điểm khác nhau.

Sau khi tốt nghiệp Trường nội trú St. Albans (dành cho nam sinh từ lớp 4 đến lớp 12) tại thủ đô Washington, DC vào năm 1948, Collins quyết định đi theo con đường của cha và anh trai để theo học Học viện Quân sự Mỹ ở West Point, New York. Ông tốt nghiệp vào ngày 3/6/1952 với bằng cử nhân khoa học quân sự.

Giống như nhiều phi hành gia thế hệ đầu tiên của Mỹ, Collins khởi nghiệp với tư cách là một phi công thử nghiệm của Lực lượng Không quân Mỹ. Năm 1963, ông được NASA lựa chọn cho chương trình du hành vũ trụ đầy tham vọng nhằm đưa con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

Chuyến du hành đầu tiên vào không gian của Collins diễn ra hồi tháng 7/1966 với tư cách là phi công trên Gemini 10, một phần trong các sứ mệnh chuẩn bị cho chương trình Apollo của NASA. Collins đã điều khiển Gemini 10 cập bến thành công với một phương tiện mục tiêu riêng biệt trên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp.

Sứ mệnh thứ hai và cũng là chuyến bay vũ trụ cuối cùng của ông là trên con tàu Apollo 11 lịch sử vào tháng 7/1969. Phi hành gia đã điều khiển module chỉ huy trên quỹ đạo Mặt Trăng trong hơn 21 tiếng, giúp hai đồng nghiệp Armstrong và Aldrin hoàn thành nhiệm vụ dưới bề mặt của thiên thể và đưa họ quay trở về Trái Đất.

Armstrong (trái), Collins (giữa) và Aldrin (phải). Ảnh: EPA.

Armstrong (trái), Collins (giữa) và Aldrin (phải). Ảnh: EPA.

Trong một cuộc phỏng vấn với Guardian vào tháng 7/2009, Collins nói rằng ông đã rất lo lắng cho sự an toàn của Armstrong và Aldrin. Ông lo sợ họ sẽ bỏ mạng trên Mặt Trăng, buộc ông phải quay trở về Trái Đất một mình với tư cách là người sống sót duy nhất của sứ mệnh. May mắn thay, cả ba phi hành gia cuối cùng đã trở về an toàn vào ngày 24/7. Sứ mệnh kéo dài tổng cộng 8 ngày, ba giờ, 18 phút và 35 giây.

Ngày 13/8, Collins cùng Armstrong và Aldrin đã được vinh danh trong một buổi diễu hành ở New York với khoảng 6 triệu người tham dự. Một tháng sau đó, họ bắt đầu chuyến đi vòng quanh thế giới dài 38 ngày đến 22 quốc gia, bao gồm cả các chuyến thăm với lãnh đạo các nước.

Hậu NASA, Collins trở thành Giám đốc Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Mỹ vào năm 1971 và giữ vai trò cho đến năm 1978 khi ông từ chức để trở thành Thứ trưởng của Viện Smithsonian. Trong thời gian này, Collins vẫn ở trong Lực lượng Dự bị Không quân Mỹ và đạt quân hàm Thiếu tướng năm 1976. Ông nghỉ hưu vào năm 1982.

Với những đóng góp to lớn trong công cuộc chinh phục không gian, sự ra đi của Collins đã để lại niềm tiếc thương sâu sắc trong lòng công chúng. Tổng thống Joe Biden, Quyền Quản trị viên NASA Steve Jurczyk và đồng nghiệp Buzz Aldrin đã gửi lời chia buồn tới gia đình ông và không quên nhấn mạnh những đóng của nhà phi hành gia thiên tài.

Đoàn Dương (Theo Reuters)


Nguồn: /

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.