Danh sách bài viết

Nhiều phụ huynh cho trường vay hàng tỷ đồng để con học miễn phí

Cập nhật: 26/09/2023

hôm 21/9.

Phụ huynh trường Quốc tế Mỹ Việt Nam đến cổng trường đòi nợ hôm 21/9. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Phụ huynh trường Quốc tế Mỹ Việt Nam đến cổng trường đòi nợ hôm 21/9. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Các phụ huynh cho biết không nắm được tình hình tài chính của trường, hợp đồng cũng không nói trường vay tiền để làm gì. Tuy nhiên, anh Tùng và chị Phụng nói tin tưởng vào uy tín của trường hoặc chủ trường.

Anh Tùng phân tích, với số tiền hơn 3 tỷ nếu gửi ngân hàng, tiền lãi mỗi năm không đủ để đóng học phí cho con. Hơn nữa, khi tham gia thỏa thuận với trường, anh không cần lo học phí biến động ra sao vì được miễn. Sau khi học xong, gia đình lại có một số tiền để lo cho con vào đại học hoặc du học.

"Nhiều bạn bè là doanh nhân, luật sư cũng tham gia góp vốn như vậy, cũng chưa thấy trường nào không chi trả được nên tôi cũng đăng ký cho con", chị Phụng nói.

Theo hiệu trưởng một trường song ngữ quốc tế tại TP HCM, dù tên gọi có thể khác nhau như hợp đồng vay vốn, góp vốn, thỏa thuận giáo dục hay gói tài chính nhưng đây đều là cách các trường huy động vốn không lãi suất từ phụ huynh. Hình thức này xuất hiện ở một số trường quốc tế, tư thục tại TP HCM và Hà Nội khoảng 15 năm nay. Một số trường còn cho phụ huynh mua bán, sang nhượng hợp đồng.

"Phụ huynh có thể thấy lợi ích lớn nên cho trường vay, góp vốn nhưng lợi bất cập hại, không nghĩ đến nguy cơ trường khó khăn hay vỡ nợ, chủ trường bỏ trốn thì làm sao thu hồi tiền", ông nói.

Theo ông, còn một trường hợp khác là phụ huynh có số tiền lớn, muốn học phí trọn gói cho con để hưởng ưu đãi 20-30% thay vì đóng đơn lẻ từng năm. Đây là nhu cầu chính đáng, khác với việc trường huy động vốn.

"Giáo dục khác với môi trường buôn bán, kinh doanh. Trường học mà phải huy động vốn, mang nợ phụ huynh thì không còn giữ đúng sứ mệnh giáo dục nữa", vị này nói.

Khuôn viên trường Quốc tế Mỹ Việt Nam tại huyện Nhà Bè. Ảnh: AISVN

Khuôn viên trường Quốc tế Mỹ Việt Nam tại huyện Nhà Bè. Ảnh: AISVN

Ở góc độ pháp lý, luật sư Đặng Bá Kỹ, Công ty Luật TNJ – Đoàn Luật sư TP HCM, cho biết pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm, hạn chế việc trường học vay tiền phụ huynh.

Ông nhìn nhận với hình thức cho vay này, nhà trường và phụ huynh đều có lợi. Phụ huynh cho vay tiền không lãi suất, đổi lại không phải đóng học phí cho con. Thực chất ở đây đã có sự bù trừ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự, nghĩa vụ trả lãi được bù trừ cho nghĩa vụ đóng học phí.

Nhà trường cũng có lợi là dễ huy động vốn hơn so với việc đi vay các tổ chức tín dụng. Vì muốn vay được tiền của các tổ chức tín dụng, trường phải có tài sản bảo đảm và bị giới hạn số tiền được vay. Trong khi vay tiền từ phụ huynh, trường không bị điều kiện ràng buộc nào.

Tuy nhiên, theo ông Kỹ, giao dịch vay mượn giữa trường và phụ huynh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vay tiền không cần có tài sản bảo đảm, không bị ràng buộc về các điều kiện vay khiến các trường có thể lạm dụng hình thức này để vay dùng cho mục đích khác, dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.

Cũng vì thế, khả năng phụ huynh thu hồi được nợ đúng hạn rất khó, thậm chí không có khả năng thu hồi nợ, nếu nhà trường gặp khó khăn.

Anh Quốc, một phụ huynh có hai con học trường song ngữ ở Bình Chánh, nhẩm tính hiện ở TP HCM có khoảng 7, 8 trường mà anh biết, sử dụng hình thức huy động vốn này. Bản thân anh được chào mời từ năm 2009 với mức góp 50.000 USD, các năm sau lên khoảng 80.000 USD. Tuy nhiên, anh từ chối.

"Làm như vậy không khác cầm dao đằng lưỡi vì mình không biết trường đầu tư gì, nếu họ phá sản thì đòi thế nào", anh Quốc phân tích. Theo anh, nếu phát hành trái phiếu, cổ phiếu, doanh nghiệp phải làm theo quy định của Bộ Tài chính. Trong khi đó, trường huy động theo cách này thì không có gì đảm bảo cho giao dịch.

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết các hợp đồng cho vay, gói tài chính mang bản chất huy động vốn là các giao dịch dân sự riêng giữa phụ huynh và chủ trường. Ngành giáo dục hiện cũng không có quy định nào về việc vay mượn tiền, tài sản giữa nhà trường và phụ huynh. Đây cũng không phải phạm vi ngành giáo dục quản lý. Do đó, Sở không thể kiểm tra, quản lý các giao dịch này.

"Phụ huynh cần cân nhắc, xem xét kỹ các vấn đề pháp lý, rủi ro nếu tham gia giao dịch với nhà trường hoặc công ty quản lý", ông Minh lưu ý.

Còn anh Quốc cho rằng phụ huynh có thể mua các gói học phí có giá trị vừa phải, không được hoàn lại để được giảm hoặc miễn học phí trong một thời gian nhất định. Như vậy, rủi ro sẽ giảm đi khá nhiều.

"Nếu chọn học chương trình nước ngoài thì gần như con mình không còn cơ hội trở lại trường công, vì chương trình học khác biệt. Do đó, nếu các hợp đồng cho vay phá sản thì rủi ro tài chính rất lớn", anh phân tích.

Theo luật sư Đặng Bá Kỹ, từ thực tế hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế kiểm soát việc huy động vốn của các cơ sở giáo dục.

Lệ Nguyễn

*Tên phụ huynh được thay đổi


Nguồn: / Theo Vnexpress

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...