Danh sách bài viết

Nữ sinh không tay

Cập nhật: 25/10/2023

Trong căn nhà cấp bốn rộng chừng 30 m2, Y Julie - tân sinh viên ngành Công nghệ thông tin Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, mắt không rời màn hình máy tính. Nữ sinh người Ba Na dùng bàn chân trái điều khiển con chuột và gõ phím.

Julie cao 1,2 m, nặng 30 kg, gương mặt sáng. Trường cách nhà gần 10 km, cô được bố mẹ đưa đón 3 buổi một tuần, còn lại tự học ở nhà. Hôm nào được nghỉ, cô ngồi lỳ bên máy tính, quên cả ăn. "Em không được lành lặn như các bạn nên phải tự tìm tòi, rèn luyện càng nhiều càng tốt", Julie nói.

Y Julie dùng chân trái điều khiển máy tính. Ảnh: Trần Hoá.

Y Julie dùng chân trái điều khiển máy tính. Ảnh: Trần Hoá.

Bà Y Dzoar (40 tuổi, mẹ của Julie) kể, 22 năm trước bà rời nhà dòng về làng Kon Drei, xã Đăk Blà, sinh sống. Một năm sau bà thi đại học không đậu nên phải bám vào nương rẫy, làm vợ chàng trai trong làng.

Đêm tháng 10/2002, mưa xối xả, bà hạ sinh con gái đầu lòng bên dòng sông Đăk Blà. Nhưng "Chúa ơi", bà thốt lên rồi ngất lịm đi khi thấy con không có đôi tay. Những ngày tiếp theo, bà khóc ròng thương cho số phận của con.

Rồi vợ chồng bà tự an ủi nhau, nghĩ Julie là món quà mà Chúa đã ban tặng, nên yêu thương nhiều hơn. Họ bỏ ngoài tai những lời đồn đoán về thân hình dị tật của con gái.

Không những thế, chân phải Julie còn bị cong lệch, cột sống vẹo và trên lưng có khối u rất to. Năm hơn một tuổi, Julie buộc phẫu thuật nắn thẳng bàn chân, băng bó hơn một tháng mới đi lại bình thường.

Lên 4 tuổi, thấy bạn bè trong làng đi học, cô bé đòi mẹ đưa đến trường. Nhưng thấy con khuyết tật, không ai có thể nhận và dạy con mình được nên bà không làm. Đó cũng là năm bà quyết định nộp hồ sơ thi vào ngành Mầm non để sau này biết cách giáo dục Julie.

Những lúc chơi đùa với đám trẻ, Julie bắt trước các bạn và lấy cây khô kẹp vào chân viết những nét nguệch ngoạc lên nền đất. Thương con, vợ chồng bà đành mua sách vở, bút về cho con tập viết. Cô bé dùng chân phải giữ cuốn vở, ngón cái và trỏ của bàn chân trái kẹp bút để viết, vẽ.

Julie bị khuyết hai cánh tay khi mới lọt lòng. Ảnh: Trần Hoá.

Julie bị khuyết hai cánh tay khi mới lọt lòng. Ảnh: Trần Hoá.

Lúc đó, đôi chân của Y Julie luôn trong tình trạng tê cứng, phỏng rộp. Từ những nét chữ nguệch ngoạc, dần dần những trang vở của Y Julie là những chữ cái tròn trịa, thẳng hàng và sau đó em được nhận vào học.

"Thỉnh thoảng bị bạn bè trêu là chim cánh cụt, em tủi thân lắm, tự nhiên nước mắt trào ra. Bởi vậy em chỉ biết cố gắng học để không thấy mình vô dụng", Julie nói. Suốt 12 năm học, em được người bạn cùng làng chở đi học.

Ở nhà, việc vệ sinh cá nhân, ăn uống... Y Julie đều tự làm. Những việc nào khó, em mới nhờ bố mẹ giúp.

Trải qua 12 năm học, năm nào Y Julie cũng đạt được thành tích cao. Những năm cuối cấp em từng mơ ước làm hướng dẫn viên du lịch, song vì sức khoẻ không tốt nên chọn ngành Công nghệ thông tin.

Biết Julie đậu đại học, một mạnh thường quân đã tặng cô bé chiếc máy tính. Cô tự mày mò gõ bàn phím bằng một ngón cái. Càng ngồi lâu, xương cột sống của Julie lại bị đau nhức nên gia đình đưa đi thăm khám. Các bác sĩ yêu cầu phải mổ với chi phí 300 triệu đồng. Bố mẹ Y Julie đã phải vay mượn bà con, ngân hàng để có tiền chữa trị cho con.

Chị Y Dzoar bên căn nhà của mình chiều 23/4. Ảnh: Trần Hoá.

Chị Y Dzoar bên căn nhà của mình chiều 23/4. Ảnh: Trần Hoá.

Thầy Hồ Sĩ Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường THPT Trường Chinh, cho biết Y Julie là học sinh đặc biệt, có nghị lực phi thường. Ở lớp em luôn là học sinh khá, ngoan hiền và rất hòa đồng với bạn bè. "Julie rất chăm chỉ, tinh thần tự giác rất cao nên đều được các thầy cô, bạn bè trong trường quý mến", thầy Tuấn nói.

Vài hôm trước Julie lại kêu đau nên gia đình đưa đi khám ở TP HCM. Bác sĩ thông báo Julie phải mổ lại lần 2 mới có hy vọng khỏi hoàn toàn nhưng vợ chồng bà Dzoar chưa biết xoay trở ở đâu.

Trần Hoá


Nguồn: /

Học viện Hành chính quốc gia tại TP.HCM tuyển sinh ĐH ra sao?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng tuyển sinh Học viện Hành chính quốc gia ban hành thông báo tuyển sinh ĐH hình thức chính quy năm 2024 cho phân hiệu tại TP.HCM. Cách thức xét tuyển ĐH của học viện...

Tập huấn sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

Giáo dục và đào tạo

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) trân trọng thông báo Chương trình tập huấn về quyền sở hữu công nghiệp trí do ITPC phối hợp cùng Công ty Luật TNHH...

Tuyển sinh lớp 10: Cẩn trọng khi học thêm nhiều giáo viên cho một môn

Giáo dục và đào tạo

Học thêm nhiều ca/ngày bên cạnh học chính khóa và học nhiều thầy cô/môn sẽ khiến học sinh quá tải mà chưa hẳn đã hiệu quả nếu không có phương pháp học tập...

Trường THCS thứ 6 của TP.HCM công bố cách thức khảo sát tuyển sinh lớp 6

Giáo dục và đào tạo

Theo kế hoạch tuyển sinh đầu cấp của huyện Hóc Môn (TP.HCM), Trường THCS Nguyễn An Khương là trường duy nhất của huyện sẽ tổ chức khảo sát đánh giá năng lực tuyển sinh lớp 6 năm 2024 vào ngày...

Xét tuyển tài năng ĐH Bách khoa Hà Nội: 5 ngành dự báo điểm chuẩn ngất ngưởng

Giáo dục và đào tạo

Nếu thí sinh không có chiến thuật tốt về việc đăng ký xét tuyển thì các em có thể trượt cả 2 nguyện vọng xét tuyển tài năng.

Cụ ông 87 tuổi ở miền Tây dự thi thạc sĩ

Giáo dục và đào tạo

Vợ mất sớm vì bệnh nan y, sau khi lo cho 4 người con khôn lớn, ăn học đàng hoàng, cụ Nguyễn Tấn Thành (87 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đi thi thạc sĩ để thực hiện ước mơ dang dở thời trai trẻ.

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Các thắng lợi quân sự

Giáo dục và đào tạo

Vào lúc 16 giờ 30 ngày 25.5, Báo Thanh Niên phát sóng chuyên đề ôn thi số 4 của môn lịch sử trong chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm...

Doanh nghiệp trả lương hàng chục triệu đồng cho sinh viên mới tốt nghiệp

Giáo dục và đào tạo

Nhiều doanh nghiệp đang tuyển dụng các vị trí công việc dành cho sinh viên mới tốt nghiệp hoặc có 1 năm kinh nghiệm trở lên với mức lương hấp dẫn.

Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn được hỗ trợ 2,5 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Tại lễ tổng kết năm học 2023-2024, Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn (Quảng Ngãi) được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ 2,5 tỉ đồng.

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Những lỗi học sinh hay mắc phải

Giáo dục và đào tạo

Vào lúc 18 giờ 30 ngày 25.5, Báo Thanh Niên phát sóng chuyên đề ôn thi số 4 của môn ngữ văn trong chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm...