Danh sách bài viết

Phòng học giả định lớp 1 trong trường mầm non

Cập nhật: 02/05/2024

Trải nghiệm môi trường lớp 1 

Cô Lê Cẩm Linh, Hiệu trưởng Trường mầm non Sơn Ca 14, Q.Phú Nhuận, cho biết nhà trường sẽ bố trí lớp học giả định như lớp trong bậc tiểu học để trẻ từ 5 - 6 tuổi (lớp lá) làm quen với môi trường của lớp 1.

Những phòng học dùng làm lớp học giả định này sẽ không có kệ đồ dùng, đồ chơi mà có tập vở, bút chì, bảng… Trẻ ngồi ngay ngắn theo hướng dẫn của cô trong 15 phút. Từ đó cho trẻ được trải nghiệm, được học cách nghiêm túc khi vào lớp 1 như ngồi trật tự, đúng chỗ, ngồi ngay ngắn, tập trung thực hiện các hoạt động trên lớp.

Trẻ lớp lá Trường mầm non Thành Phố trong phòng học làm quen chữ viết, làm quen môi trường lớp 1, có giáo viên dự giờ

THÚY HẰNG

"Giáo viên (GV) dạy lớp lá có tác phong nghiêm túc, thể hiện sự nghiêm khắc nhưng gần gũi, lời nói không ngọng, phát âm chuẩn, chữ viết cho trẻ phải chuẩn và chính xác, và quan trọng là không sai lỗi chính tả", cô Linh cho biết.

Không chỉ thực hiện phòng học giả định chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, cô Linh cho biết nhà trường còn có những cách giúp trẻ được làm quen với kỷ luật, nội quy, quy tắc… khi vào lớp 1 trong mọi hoạt động giáo dục. "Trong tất cả các hoạt động của nhà trường, GV đều chú ý rèn cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe yêu cầu của cô giáo, thực hiện theo hướng dẫn và biết hoàn thành công việc của mình trước khi thực hiện công việc khác. Trẻ thực hiện theo nội quy trong lớp, nếu thực hiện đúng sẽ được tuyên dương khen thưởng. Mỗi năm, trường chúng tôi còn tổ chức cho trẻ và ba mẹ trẻ được tham quan trường tiểu học thực tế tại Trường tiểu học Phạm Ngọc Thạch, cùng P.13, Q.Phú Nhuận, để trẻ không bỡ ngỡ khi sắp tới vào lớp 1", cô Linh nói.

Mời phụ huynh dự lớp học giả định 

Tại Trường mầm non Phú Mỹ, Q.7, có nhiều hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, bám sát chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ĐT ở 5 lĩnh vực phát triển của trẻ: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Mới đây, nhà trường tổ chức hội thi Rung chuông vàng ở khối chồi và khối lá, đây cũng là một trong những hoạt động giúp trẻ vững vàng bước vào lớp 1.

Cô Phạm Bảo Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Mỹ, Q.7, cho biết tới đây nhà trường sẽ mở các phòng học giả định trong trường mầm non theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP.HCM. Mỗi tiết trong 15 phút, các bé sẽ được rèn kỷ luật, ngồi ngay ngắn, biết giơ tay khi phát biểu, biết lấy và cất học cụ… đúng yêu cầu. Trong các phòng học này sẽ tổ chức các hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ viết, toán, phụ huynh sẽ được mời tới để dự giờ để biết cách GV cho trẻ làm quen toán, chữ viết bậc mầm non ra sao. Từ đó, cha mẹ cùng đồng hành với trường, với con bước vào lớp 1 một cách nhẹ nhàng, không bị căng thẳng.

Không phải đợi trẻ 5 tuổi mới chuẩn bị 

Mới đây, Phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM, đã tổ chức buổi bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý, GV mầm non "Hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1". Theo đó, để chuẩn bị nền tảng vững chắc cho trẻ vào lớp 1, ở mỗi độ tuổi của trẻ, GV cần quan tâm đến kết quả mong đợi để giúp trẻ dần hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng cần có phù hợp; nghĩa là GV phải chuẩn bị nền tảng cho trẻ ngay từ khi trẻ vào trường chứ không phải đợi đến khi trẻ 5 tuổi.

Theo Phòng Giáo dục mầm non, việc chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 đòi hỏi GV không chỉ giúp trẻ có tâm lý sẵn sàng, phát triển tốt về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - kỹ năng xã hội mà còn hình thành các kỹ năng cơ bản và các kỹ năng sống cần thiết. Như kỹ năng tự phục vụ: tự xúc cơm ăn, tự thay quần áo, tự chăm sóc vệ sinh cá nhân: chải tóc, rửa tay, vệ sinh vùng kín sau khi đi vệ sinh xong (đặc biệt là các bé gái). Các GV cần dạy trẻ biết cùng cô chuẩn bị học cụ trước giờ học và sau giờ học; rèn luyện cho trẻ thói quen dậy sớm…

Tại Trường mầm non Sơn Ca 14, Q.Phú Nhuận, các giáo viên tập cho trẻ biết chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho việc học ở lớp 1; giúp trẻ hiểu trách nhiệm của mình là phải chuẩn bị cho việc học; nhà trường cũng trang bị các đồ dùng cần thiết như bút chì, bảng để trẻ sớm sử dụng hiệu quả các đồ dùng này. Góc học tập được xây dựng đa dạng các bài tập, cho trẻ được hoạt động mỗi tuần, phù hợp theo năng lực trẻ.

Khi xây dựng môi trường làm quen với toán, GV quan tâm đến nội dung về chữ số, thêm bớt, tách gộp, làm quen với dấu cộng, trừ (có sử dụng hình ảnh kèm theo), xếp hình, đo, sắp xếp thứ tự lặp đi lặp lại; có đồ dùng cho trẻ sử dụng và tận dụng cơ hội dạy trẻ mọi lúc mọi nơi. Môi trường làm quen chữ viết cũng được GV quan tâm thực hiện về môi trường chữ viết và ngôn ngữ ký hiệu…

Trẻ lớp lá Trường mầm non Sơn Ca 14, Q.Phú Nhuận, TP.HCM trong các hoạt động làm quen toán, chữ viết, chuẩn bị vào lớp 1

C.L

Cha mẹ đồng hành với con thế nào? 

Thời điểm này không ít cha mẹ có con sắp vào lớp 1 đang lo lắng, rối bời, không biết sắp tới con vào lớp 1 thế nào, học được không, quen với môi trường mới, cách học tập mới hay không.

Theo các nhà giáo dục, điều này không nên, thay vào đó, cha mẹ hãy đồng hành với con. Tại Trường mầm non Sơn Ca 14, Q.Phú Nhuận, GV lớp lá (5 - 6 tuổi) xây dựng kế hoạch thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi trong một năm học. Mỗi tháng, các GV sẽ gửi về phụ huynh phiếu đánh giá chuẩn của bé, qua đó, GV và phụ huynh có thể đánh giá được sự tiến bộ của con mình. Với những kỹ năng trẻ chưa đạt thì GV sẽ điều chỉnh, lưu ý để hướng dẫn bé thêm, đồng thời cũng sẽ gửi một số bài tập và video clip (như kỹ năng bé tập trung chú ý lắng nghe cô; bé biết hoàn thành công việc được giao; bé ngồi ngay ngắn khi học…) để phụ huynh tương tác với con, giúp con thực hiện khi ở nhà.

Phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhấn mạnh để đạt được hiệu quả các nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, GV cần song hành, vừa giáo dục trẻ vừa kết hợp tuyên truyền với cha mẹ. Như cha mẹ cần cho con đi ngủ sớm sẽ giúp tăng chiều cao, tinh thần thoải mái khi đến lớp. Cha mẹ có thể cho trẻ xem hình ảnh về các hoạt động của trường tiểu học: môi trường lớp, không khí học tập, khen thưởng tuyên dương, quang cảnh chào cờ, tư thế ngồi… Hay cha mẹ có thể cho trẻ đi tham quan trường tiểu học…

Không được dạy trước chương trình lớp 1

Mới đây, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục nhắc lại yêu cầu tất cả các trường mầm non không được dạy trước chương trình lớp 1 dưới bất kỳ hình thức nào, tuân thủ nghiêm quy định của Bộ GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT cũng từng khẳng định "Dạy trước lớp 1 là phản khoa học". Bộ GD-ĐT đã có những văn bản như Thông tư số 17 quy định về dạy thêm, học thêm; Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, trong đó nêu rõ các yêu cầu với sở GD-ĐT, các đơn vị thuộc bộ.

Năm nào Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT các địa phương cũng nhấn mạnh thông điệp trên, tuy nhiên trong thực tế vẫn không ít phụ huynh cho con 5 - 6 tuổi đi học thêm, học trước lớp 1, để con đọc thông viết thạo trước khi vào lớp 1.

Về vấn đề này, cô Lê Cẩm Linh khẳng định: "Không nên cho trẻ học trước lớp 1. Trẻ lớp lá không cần phải đọc thông viết thạo. Vì như vậy khi con vào lớp 1, các con sẽ thấy nhàm chán vì con đã biết hết, không có sự cố gắng, không cần phải tập trung để lắng nghe cô, dần những kỹ năng quan trọng này sẽ mất đi, trẻ sẽ thấy khó khăn trong giai đoạn sau - đối với những kiến thức mới mà trẻ chưa biết. Chương trình giáo dục mầm non đã đáp ứng được về kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng đi học lớp 1".


Nguồn: / Theo Thanhnien

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...