Danh sách bài viết

Phản biện tê tê là vật trung gian truyền nCoV

Cập nhật: 06/04/2021

Tê tê có thể được buôn bán chui ở chợ động vật hoang dã tại Vũ Hán. Ảnh: National Geographic.

Tê tê có thể được buôn bán chui ở chợ động vật hoang dã tại Vũ Hán. Ảnh: National Geographic.

Các nhà nghiên cứu ở Quảng Châu, Trung Quốc, suy đoán tê tê, loài động vật có vú mõm dài chuyên ăn kiến thường được sử dụng trong Đông y, có thể là nguồn phát tán nCoV gây dịch viêm đường hô hấp cấp cho gần 35.000 người trên khắp thế giới. Giới chuyên gia cho rằng suy đoán dựa trên phân tích di truyền có vẻ hợp lý nhưng nhấn mạnh công trình của nhóm nghiên cứu chưa được công bố đầy đủ.

"Đây là một quan sát vô cùng thú vị. Dù chúng ta cần thêm chi tiết, kết quả nghiên cứu rất đáng lưu tâm bởi giờ đây xuất hiện thêm một số dữ liệu khác cho thấy tê tê mang virus có họ hàng gần với nCoV", Edward Holmes, nhà vi trùng học tiến hóa ở Đại học Sydney, Australia, nhận xét.

Nhận dạng nguồn động vật làm lây lan nCoV là một trong những vấn đề chủ chốt mà các nhà khoa học đang gấp rút tìm lời giải đáp. Họ virus corona tồn tại ở động vật có vú và chim. Giới nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng nCoV có nguồn gốc từ dơi dựa trên sự tương đồng về trình tự gene của nó với các chủng virus corona đã biết khác. Nhưng virus có thể được truyền sang người qua động vật khác. Chủng virus corona gây hội chứng suy hô hấp cấp (SARS) lây lan từ dơi sang người qua cầy hương.

Hai nhà nghiên cứu Shen Yongyi và Xiao Lihua ở Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc tại Quảng Châu xác định tê tê là nguồn tiềm năng làm lây lan nCoV dựa trên so sánh di truyền giữa các virus corona lấy từ động vật và người bệnh. Họ phát hiện sự tương đồng về trình tự gene đạt tới 99% theo báo cáo hôm 7/2.

Trước đó, các nhà nghiên cứu cho rằng virus corona có thể là nguyên nhân gây tử vong ở tê tê. nCoV và virus corona ở tê tê sử dụng thụ thể với cấu trúc phân tử tương tự nhau để lây nhiễm sang tế bào. Trước khi Shen và Xiao công bố nghiên cứu, tê tê đã được xem là ứng cử viên phù hợp cho vị trí loài trung gian lây lan virus. "Thật thú vị khi nhóm nghiên cứu tìm thấy trình tự gần như vậy", David Robertson, nhà vi trùng học vi tính ở Đại học Glasgow, Anh, bình luận.

Tê tê là động vật được bảo vệ nhưng một số loài đang vô cùng nguy cấp do bị buôn lậu rộng rãi để lấy vảy và thịt dùng trong Đông y chữa các bệnh về da, rối loạn kinh nguyệt và bệnh thận. Luật pháp Trung Quốc quy định người buôn lậu tê tê có thể lĩnh án tù 10 năm hoặc hơn.

nCoV xuất hiện ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc hồi tháng 12/2019 và truyền sang người tại chợ buôn bán hải sản và động vật hoang dã Huanan, nơi có nhiều ca mắc bệnh đầu tiên. Tê tê không nằm trong danh sách động vật buôn bán ở chợ nhưng có thể được mua bán trái phép.

Tháng trước, các nhà khoa học ở Bắc Kinh tuyên bố rắn là nguồn phát tán nCoV, nhưng giả thuyết đó bị các nhà khoa học khác bác bỏ. Liu Yahong, hiệu trưởng Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc cho biết kết quả nghiên cứu của Shen và Xiao sẽ sớm được công bố nhằm giúp kiểm soát nCoV.

Cộng đồng khoa học hy vọng báo cáo sẽ cung cấp thông tin chi tiết bao gồm nơi nhóm nghiên cứu tìm thấy những con tê tê mang virus tương tự nCoV. Arinjay Banerjee, nhà nghiên cứu virus corona ở Đại học McMaster tại Hamilton, Canada, cho biết một chi tiết quan trọng khác là nhóm nghiên cứu tìm thấy virus ở đâu trong cơ thể tê tê, phân lập từ mẫu máu hay trực tràng. Điều này sẽ giúp xác định nCoV truyền sang người bằng cách nào cũng như cách ngăn chặn lây nhiễm.

An Khang (Theo Nature)


Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.