Danh sách bài viết

Quyền trượng và lễ phục của các đại học trên thế giới

Cập nhật: 20/10/2022

Sự việc Hiệu trưởng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cầm quyền trượng màu vàng, mặc áo choàng nhung đỏ, đội mũ đỏ, đi găng tay đồng màu và mang vòng cổ lớn màu trắng trong lễ tốt nghiệp ngày 27/7 cho gần 1.000 tân cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ đang gây ra tranh luận trái chiều.

Hình ảnh quyền trượng và lễ phục có thể mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã có truyền thống lâu đời và phổ biến ở nhiều trường đại học trên thế giới.

Theo trang web của Đại học Washington (Mỹ), lịch sử của quyền trượng (cây chùy) bắt nguồn từ thời trung cổ ở Anh. Thời ấy, một vệ sĩ giữ quyền trượng đứng cạnh các chức sắc tại buổi lễ quan trọng của các cơ quan đầu não đất nước.

Đại diện Đại học Ronald M. Moore (trực thuộc Đại học Washington), cầm quyền trượng mạ vàng dài 3 feet và nặng 5 pound của Đại học Washington. Ảnh: Washington University

Đại diện Đại học Ronald M. Moore (trực thuộc Đại học Washington), cầm quyền trượng mạ vàng dài hơn 90 cm và nặng 2,2 kg của Đại học Washington. Ảnh: Washington University

Tại trường đại học, quyền trượng tượng trưng cho quyền lực của những người đứng đầu. Ở Đại học Washington, quyền trượng thường xuất hiện khi có sự hiện diện của chủ tịch, hiệu trưởng và các quan chức cấp cao trong hội đồng quản trị đại học tại lễ đón tân sinh viên hoặc trao bằng danh dự cho sinh viên.

"Là một biểu tượng cổ xưa của uy quyền, quyền trượng nhắc nhở chúng ta rằng các trường đại học là nơi bảo vệ truyền thống học tập lâu đời và sức mạnh mà trường mang đến cho những người đến học. Nó cũng là lời nhắc nhở sinh viên rằng quá trình học tập không phải lúc nào cũng thoải mái và dễ dàng", theo website Đại học Washington.

Một số đại học hàng đầu tại Anh, Mỹ, Canada, Hà Lan, Australia đều sử dụng quyền trượng như một biểu tượng truyền thống. Vật này có kích thước, thiết kế và vật liệu khác nhau tùy thuộc vào thông điệp đại học muốn thể hiện.

Cùng với quyền trượng, lễ phục gồm áo choàng và vòng cổ cũng mang ý nghĩa riêng. Theo trang web của Đại học Oxford, áo choàng được coi là biểu tượng cho học vấn và tri thức ở bậc đại học, cũng bắt nguồn từ thời Trung cổ. Sinh viên bắt buộc phải mặc lễ phục đầy đủ khi đến lễ trao bằng. Nếu không, họ có thể không được tham dự và phải tốt nghiệp vắng mặt. Trước đây, những chiếc áo choàng thụng được may bằng vải dày, nhằm giữ ấm cho sinh viên bên trong các giảng đường lạnh giá ở châu Âu.

Sinh viên mặc áo choàng tại Đại học Oxford. Ảnh: University of Oxford

Sinh viên mặc áo choàng tại Đại học Oxford. Ảnh: University of Oxford

Vòng cổ tượng trưng cho ban giám hiệu. Mũ cử nhân bắt nguồn từ trang phục của các thầy tu công giáo La Mã, những người đại diện cho trí thông minh và sự ưu tú.

Một số người Việt đã, đang công tác tại các đại học hàng đầu thế giới cho rằng quyền trượng và lễ phục mang ý nghĩa biểu trưng thú vị.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, Đại học Kinh doanh quốc tế Amsterdam (AMSIB) thuộc Đại học Khoa học ứng dụng Amsterdam, nhớ như in ngày bảo vệ luận án tiến sĩ nhiều năm trước.

"Khi một thầy phản biện đang đặt thêm câu hỏi phụ thì một người phụ nữ mặc áo choàng nghi lễ, tay cầm một cây chuỳ dát bạc bất ngờ mở cửa bước vào. Bà dập cây chuỳ nặng chịch ấy xuống nền nhà ba cái vang dội, báo hiệu thời gian bảo vệ đã kết thúc, bất kỳ ai đang nói gì cũng cần dừng lại", Tiến sĩ Mai chia sẻ.

"Với cá nhân tôi, cây chùy không đại diện cho quyền lực của kiến thức, uy nghiêm của giảng đường, hay sự lao tâm khổ tứ mà quá trình học tập đem lại. Trải nghiệm riêng khiến tôi luôn nhìn cây chuỳ ấy như sự công tâm của một hệ thống nguyên tắc bình đẳng. Ba tiếng dập mạnh xuống sàn khiến bất kỳ ai cũng phải ngưng tiếng, bất kể đó là một giáo sự gạo cội hay một sinh viên sắp cầm bằng tốt nghiệp", Tiến sĩ nói.

Phó Giáo sư Nghiêm Hồng Sơn, Đại học Quốc gia Australia, kể ngày ông tốt nghiệp ở Đại học Queensland, "người cầm trượng là một sinh viên rất trẻ". Lễ phục của trường có thiết kế khác nhau đôi chút về màu sắc, nhằm chỉ bậc học. "Sự khác nhau thể hiện ở màu viền áo và khăn choàng vai. Cử nhân màu trắng, thạc sĩ màu xanh, tiến sĩ màu đỏ", Phó Giáo sư Nghiêm Hồng Sơn nói.

Phó Giáo sư Nghiêm Hồng Sơn (trái) nhận bằng tốt nghiệp Tiến sĩ Đại học Queensland, Brisbane, Australia tháng 10/2007. Cây quyền trượng được đặt trên giá nằm ngang, tượng trưng cho bình đẳng trong tiếp cận học vấn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phó Giáo sư Nghiêm Hồng Sơn (trái) nhận bằng tốt nghiệp Tiến sĩ Đại học Queensland, Brisbane, Australia tháng 10/2007. Cây quyền trượng được đặt trên giá nằm ngang, tượng trưng cho bình đẳng trong tiếp cận học vấn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai nhận định thêm, việc du nhập các yếu tố ngoại lai về lễ phục để thay đổi hình thức và chất lượng một buổi tốt nghiệp là một lựa chọn thú vị cho các trường đại học Việt Nam. Tuy nhiên, lựa chọn này "khá dễ dàng".

"Việt Nam có lịch sử thi cử và khoa bảng lâu đời, có nền văn hóa giàu có và linh hoạt. Sẽ thật tuyệt nếu có một ngôi trường nào đó có đủ tự tin và tri thức để không cần đi vay mượn mà thậm chí có thể khơi dậy và tôn vinh nguồn tài nguyên văn hóa mãnh liệt ấy", Tiến sĩ Mai nói.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales, Australia, cũng cho rằng sinh viên Việt Nam có thể không cần mặc lễ phục như ở phương Tây.

"Các phẩm phục dành cho trạng nguyên, thám hoa, bảng nhãn đã có từ xa xưa, và cũng trang trọng. Tại sao không sử dụng các lễ phục thời xưa, và nếu cần, thay đổi chi tiết về màu sắc và thiết kế là có một bộ lễ phục đậm chất Việt Nam", ông nói.

Lệ Thu


Nguồn: /

Vì sao cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục?

Giáo dục và đào tạo

Hàng loạt bất cập khi ngành giáo dục chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục nhưng không được quyền chủ trì tuyển dụng, luân chuyển giáo viên.

Trường ĐH giảm đào tạo chuyên sâu để sinh viên dễ tìm việc

Giáo dục và đào tạo

Cùng với việc cắt giảm các môn học hàn lâm như toán cao cấp để thay bằng toán ứng dụng, nhiều trường ĐH đang 'sửa' chương trình đào tạo bậc ĐH theo hướng cắt giảm các môn học...

Thông báo chính thức về đăng ký tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa

Giáo dục và đào tạo

Ngày 22.5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã hướng dẫn cách đăng ký tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2024-2025.

Học sinh sốc vì ‘gậy’... hạnh kiểm!

Giáo dục và đào tạo

Đêm đã khuya, tôi nhận được hơn 20 tin nhắn của hai học sinh lớp 10 một trường THPT tại tỉnh Lâm Đồng. Đọc nội dung, tôi cảm nhận các em đang rất buồn, sốc vì kết quả xếp loại hạnh kiểm (đánh...

Công an vào cuộc vụ nữ sinh lớp 7 bị lột đồ, hành hung

Giáo dục và đào tạo

Lãnh đạo TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã chỉ đạo công an vào cuộc, xác minh, làm rõ vụ nữ sinh lớp 7, Trường THCS Quang Trung bị nhóm bạn hành hung.

Học phí Trường ĐH Y dược Cần Thơ thấp nhất 33 triệu đồng/năm

Giáo dục và đào tạo

Năm 2024, Trường ĐH Y dược Cần Thơ dự kiến tuyển sinh 11 ngành đào tạo, mức học phí từ 33 đến gần 50 triệu đồng/năm.

Hợp tác chuyển đổi số trong đào tạo và khám chữa bệnh từ xa

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Y Dược - ĐH Huế triển khai công tác chuyển đổi số trong đào tạo khối ngành sức khỏe và chăm sóc y tế, khám chữa bệnh từ xa.

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Địa lý tự nhiên Việt Nam

Giáo dục và đào tạo

Vào lúc 18 giờ 30 ngày 16.5, Báo Thanh Niên phát sóng chuyên đề số 2 môn địa lý của chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2024.

Vụ giáo viên đánh trẻ tím mặt vì 'bé ngủ ngáy': Chấn chỉnh các trường mầm non

Giáo dục và đào tạo

Phòng GD-ĐT Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ chấn chỉnh công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại các trường mầm non sau vụ việc giáo viên Trường mầm non Việt Úc bị phụ huynh tố bạo hành, khiến một...

Thêm một sân chơi trí tuệ cho học sinh yêu thích robot

Giáo dục và đào tạo

Chiều nay 16.5, tại Hà Nội diễn ra lễ công bố cuộc thi mang tên Tiền Phong Stem Robotics - Vô địch IYRC 2024, một sân chơi trí tuệ cho những học sinh yêu thích khoa học.