Danh sách bài viết

Sinh viên gặp trở ngại tâm lý tìm hỗ trợ ở đâu?

Cập nhật: 02/03/2024


Sinh viên gặp trở ngại tâm lý tìm hỗ trợ ở đâu?- Ảnh 1.

CHỤP MÀN HÌNH

"Không gian" để nói chuyện cùng sinh viên

Tiến sĩ Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết sinh viên năm cuối thường có nhiều lo âu và áp lực về việc hoàn thành các chuẩn đầu ra, đồ án tốt nghiệp, lo lắng không tìm được việc làm với mức lương mong đợi trong khi bạn bè đã có công việc ổn định… "Đặc biệt, các em cũng có nhiều mối quan hệ ngoài xã hội hơn, bao gồm quan hệ tình cảm. Nhưng ở lứa tuổi ngoài 20, khi không có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sống nên có những trường hợp gặp khó khăn trong xử lý tình huống thực tế", tiến sĩ Khang nhấn mạnh.

Nắm bắt được tình hình người học, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM cho biết nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người học trong giai đoạn này. Chẳng hạn, nhà trường tổ chức các chương trình hoạt động giữa doanh nghiệp và sinh viên để các bạn có trải nghiệm thực tế về doanh nghiệp, giới thiệu việc làm, tổ chức seminar trang bị kỹ năng cho sinh viên năm cuối để có kế hoạch cụ thể cho đồ án tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, tiến sĩ Khang cho biết trường tổ chức các buổi tư vấn, trò chuyện WeTalk (Không gian chia sẻ) giúp cho sinh viên giải tỏa áp lực, giảm nhẹ căng thẳng, lắng nghe những vướng mắc để hỗ trợ các bạn tốt hơn. Các chủ đề của chương trình gần gũi và thiết thực với người học, gần đây nhất là "Áp lực đồng trang lứa" hôm 27.2.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho biết các trường ĐH thường xuyên tổ chức hoạt động kỹ năng mềm, đi thực tế doanh nghiệp, hướng nghiệp cho sinh viên năm cuối, ngày hội tuyển dụng... Qua đó, sinh viên có thể làm quen với công việc và phát triển kỹ năng mềm. Các chương trình được thực hiện nhằm giúp sinh viên năm cuối giải tỏa áp lực, lo lắng không có việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp.

Áp lực đồng trang lứa là hiện tượng xảy ra khi bạn trẻ chịu ảnh hưởng bởi nhóm bạn cùng tuổi, cùng lớp. Nó hiện diện từ sâu trong tiềm thức, khiến cho các bạn trẻ Gen Z luôn làm những phép so sánh giữa bản thân với người đồng lứa tuổi, từ đó làm nảy sinh áp lực.

Ngoài việc bị áp lực bởi bạn bè cùng lớp, cùng trường, mạng xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc khuếch đại áp lực đồng trang lứa. Phần lớn người trẻ hiện nay dành nhiều thời gian trực tuyến. Điều này tạo điều kiện cho họ được liên tục cập nhật về cuộc sống của người khác thông qua mạng xã hội. Tuy nhiên, việc nhìn thấy người khác có cuộc sống thú vị hơn mình vô tình khiến cá nhân cảm thấy tự ti, thậm chí là đố kị, thôi thúc họ phải bắt kịp những thành tựu ấy…

Theo WeTalk - Không gian chia sẻ chủ đề "Áp lực đồng trang lứa" của Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM)

Thành lập tổ công tác chăm sóc người học

Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Thông tin-Truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết trong thời gian qua, nhà trường thành lập tổ công tác chăm sóc người học.

Về học tập, nhà trường phân tích dữ liệu học tập để có những đề xuất phương án hỗ trợ sinh viên nhằm cải thiện kết quả học tập kịp thời, kéo giảm tỷ lệ bỏ học, rớt giai đoạn. Trường cũng có các kênh thông tin tiếp nhận tình trạng sinh viên có dấu hiệu bất ổn hay căng thẳng về tinh thần. Đặc biệt, chương trình Chăm sóc sức khỏe tinh thần đã được triển khai.

Một số trường ĐH khác cũng thành lập các trung tâm hỗ trợ sinh viên vượt qua khó khăn, áp lực trong cuộc sống và học tập. Chẳng hạn, Trung tâm tham vấn tâm lý và hỗ trợ pháp luật Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM, Phòng hỗ trợ sức khỏe tinh thần thuộc Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM…

Việc các trường ĐH có hoạt động quan tâm tới đời sống tâm lý, tinh thần cho sinh viên thực sự cần thiết. Tháng 11.2021, ĐH Quốc gia TP.HCM công bố kết quả nghiên cứu về sự tác động của dịch Covid-19 đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên. Kết quả khảo sát với hơn 37.000 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM cho thấy 48% cảm thấy tự ti, mất phương hướng hay mơ hồ về mục đích sống của bản thân. Ngoài ra, sinh viên đối mặt tình trạng mất nhận thức thoáng qua, có những hành vi vô thức, hay quên; thay đổi tính tình như trở nên cáu gắt, buồn rầu, lo lắng không rõ lý do; ngại tiếp xúc với người khác (kể cả người thân) cũng tồn tại trong một bộ phận sinh viên được khảo sát.


Nguồn: / Theo Thanhnien

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...