Danh sách bài viết

Sinh viên học quân sự online

Cập nhật: 25/10/2023

Nhận được thông báo học quân sự online, Phan Thị Hà Phương, sinh viên năm ba khoa Văn học, lo lắng, không biết môn này sẽ học, thi thế nào. Từng nghe anh chị khóa trước chia sẻ, Phương háo hức được đi trải nghiệm, thế nên khi biết phải học online thì chuyển qua cảm giác hụt hẫng.

Môn này đáng ra Phương học từ năm thứ nhất nhưng vì dịch bệnh phải dời lại. Năm ngoái, nữ sinh đã sắm sửa đầy đủ đồ dùng, gói gọn gàng trong valy để chuẩn bị lên Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội, ở xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, nhưng sau đó lại hoãn.

Tác phẩm của Hà Phương sau cả buổi chiều luyện tập. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tác phẩm của Hà Phương sau cả buổi chiều luyện tập. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hôm 28/8, Phương cùng hơn 100 sinh viên khoa Văn học và Tôn giáo bắt đầu học quân sự online. Phương được phân vào tiểu đội 5 thuộc trung đội 2, đại đội 1. 6h hôm đó, nữ sinh dậy làm vệ sinh cá nhân, mất 30 phút để trang điểm, chỉnh trang đầu tóc, trang phục và không kịp ăn sáng.

"Môn này được yêu cầu phải bật camera và có một thầy kiểm tra thường xuyên nên dù không biết có ai nhìn không, em cũng phải trang điểm cẩn thận cho yên tâm", nữ sinh quê Phú Thọ chia sẻ.

7h mới bắt đầu nhưng thầy mở phòng học sớm nên 6h30 Phương đã vào ngồi ngay ngắn đợi. Sau 30 phút điểm danh, sinh viên sẽ được nghe bản tin thời sự buổi sáng rồi mới vào học. Buổi chiều bắt đầu lúc 13h với bản nhạc giúp các em tỉnh táo và kết thúc lúc hơn 16h. Nội dung học về lý thuyết quân sự, chính trị. Mỗi buổi học sẽ có hai bài kiểm tra trắc nghiệm, vào giữa và cuối giờ, với nội dung xoay quanh phần lý thuyết được học.

5 ngày qua, Phương đã dần quen nền nếp quân đội, ấn tượng với các thầy cô thân thiện, vui tính, và thích thú với mỗi buổi học, đặc biệt là trải nghiệm gấp chăn, màn. Ngay buổi đầu tiên, thầy giáo đã giao bài tập gấp chăn màn hình "viên gạch" như màn khởi động để sinh viên làm quen với chương trình học và hiểu hơn về tác phong người lính. Sinh viên được thầy cho video hướng dẫn và phải chủ động lên mạng học cách gấp rồi nộp lại bài vào hai hôm sau đó.

Làm theo từng bước hướng dẫn trong video, Phương bực mình vì chăn vẫn bẹp. Khó nhất là lúc tạo rãnh để chăn vuông vắn, em phải dùng tay vạch lên và miết phẳng các góc. Sau hơn chục lần giở ra giở vào, nữ sinh nản nhưng phải cố làm để nộp. "Chăn gấp đẹp hay không còn phụ thuộc vào chất liệu vải. Chăn của em khá mềm nên không tạo được độ căng, phẳng", Phương nói.

Hà Phương hiện kẹt tại nhà trọ Hà Nội vì dịch bệnh và được nhà trường hỗ trợ thực phẩm theo đợt. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hà Phương hiện kẹt tại nhà trọ Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Không kiếm đâu ra màn vì ở nhà trọ lại ngủ giường một, Phương đành dùng chiếc gối nhỏ nhét vào trong chăn thay thế. Suốt buổi chiều xoay xở với chăn, gối, cuối cùng em cũng có ảnh chụp gửi thầy. "Em chưa bao giờ gấp được chăn vuông như vậy. Sau những ngày nghỉ dịch buồn chán thì hoạt động này rất thú vị, giúp em kiên trì, động não nghĩ cách xử lý tình huống", Phương nói.

Trương Thị Thanh Hải, khoa Văn học, loay hoay vài tiếng với chăn, màn để tìm cách gấp sao cho đẹp giống ảnh thầy gửi. Trước khi gấp, Hải xem video nhiều lần rồi lục tung nhà để kiếm chiếc chăn nào vải cứng. Nữ sinh Nam Định giải thích chăn ở nhà to, dày hơn chăn quân đội nên khó vào nếp. Với sự giúp sức của em trai, Hải dùng bốn chiếc đũa nhét vào bốn góc chăn để căng cho phẳng, sau đó vuốt bên ngoài và lấy cuốn sách dày cộp đặt lên trên.

Bài tập của Hải được thầy giáo khen và nhận điểm 9. "Thầy bảo nhìn chăn gấp trong video rất đẹp nhưng thực ra nếu nhìn bên ngoài, tác phẩm không đẹp như vậy vì vẫn còn chỗ nhăn", Hải kể.

Theo Hải, bài tập gấp chăn màn không nằm trong chương trình bắt buộc nhưng giúp sinh viên thêm hào hứng học. Những bức ảnh chụp chăn, màn sau đó được đăng trên fanpage của trung tâm và nhận được nhiều sự yêu thích. "Chúng em thấy vui khi các bạn học online đợt đầu và sinh viên trường khác vào chiêm ngưỡng các tác phẩm. Họ tiếc vì không được trải nghiệm như vậy", Hải chia sẻ.

Từ hôm học quân sự online, thay vì thức đến khuya xem phim, Hải ngày nào cũng đi ngủ trước 23h để hôm sau có thể dậy sớm. Hải và các bạn học trực tuyến phần lý thuyết từ 28/8 đến 11/9, còn thực hành sẽ học tại trung tâm vào thời điểm thích hợp.

Thanh Hải được chấm điểm 9 cho tác phẩm viên gạch vuông vắn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thanh Hải được chấm điểm 9 cho tác phẩm "viên gạch" vuông vắn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thầy Dương Văn Tạo, giảng viên khoa Quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay bài tập gấp chăn vuông được giao trong buổi phổ biến quy định trước khóa học. Mục đích là rèn thói quen ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. Đây là thử thách nhỏ xem sinh viên thực hiện được không, đồng thời rèn cách gấp chăn để khi lên trung tâm hòa nhập ngay.

Lúc nhận ảnh sinh viên gửi, giảng viên quân sự bất ngờ khi nhiều em gấp rất đẹp, thể hiện sự thông minh, sáng tạo. "Tôi muốn sinh viên có trải nghiệm mới mẻ trong kỳ học trực tuyến và vui vì tạo được động lực học tập cho các em. Điểm số chỉ là một phần, cái chính là các em thấy hứng thú", thầy Tạo nói.

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh triển khai học quân sự trực tuyến từ tháng 6. Ngoài Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, sinh viên các trường như Đại học Giáo dục, Đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa Luật và khoa Quốc tế, Học viện Quản lý Giáo dục cũng học quân sự trực tuyến. Sinh viên sẽ học lý thuyết trong 15 ngày, còn phần thực hành sẽ diễn ra tại Trung tâm sau đó.

Theo thầy Tạo, môi trường quân sự là môi trường hoạt động tập thể, đông người, giờ nào việc ấy, giờ chuyển sang học online làm cho việc rèn luyện giờ giấc, chế độ gặp khó. Lớp học luôn có hai thầy, một người dạy và một người quản lý, thường xuyên ở lớp. Bạn nào không tập trung hay rời khỏi vị trí là sẽ bị nhắc nhở. Ngoài ra, học online cũng khiến thầy trò vất vả hơn do đường truyền không ổn định. Một số em mạng kém bị out ra hoặc chập chờn.

Bình Minh


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...