Danh sách bài viết

Sinh viên săn điểm rèn luyện - mũi tên trúng hai đích

Cập nhật: 27/09/2023

Linh là sinh viên năm ba ngành Kinh tế của một đại học ở Hà Nội. Kỳ II năm nhất, Linh đạt điểm trung bình học tập (GPA) ở mức giỏi, đồng hạng 4 với một bạn khác. Theo quy chế, mỗi lớp có 10% sinh viên được nhận học bổng khuyến khích học tập, xếp theo GPA từ cao xuống thấp. Lớp được 4 suất, Linh không có trong danh sách do điểm rèn luyện thấp hơn bạn đồng hạng.

"Kỳ I em không trong nhóm có điểm học tập đủ để giành học bổng nên kỳ II chỉ chăm chăm vào học, rồi cũng nghĩ xếp loại giỏi thì điểm rèn luyện tự khắc cao", Linh nói.

Bước sang năm hai, Linh tìm hiểu thông tin, xin lời khuyên từ anh chị khóa trên, sau đó đăng ký tham gia ngay vào việc tổ chức chương trình chào tân sinh viên của khoa để có chứng nhận tính điểm rèn luyện.

Sau đó, nữ sinh tham gia khâu tổ chức một hội thảo ở khoa và hiến máu. Kết quả, điểm rèn luyện của Linh ở mức 91/100, tăng khoảng 15 điểm so với năm nhất, giúp em nhận được học bổng đầu tiên của trường.

Ngoài dùng để xét học bổng, các trường đại học sử dụng kết quả đánh giá rèn luyện để xét khen thưởng - kỷ luật, xét cho thôi học, ngừng học, xét lưu trú ký túc xá hay làm căn cứ xét sinh viên có được thi tốt nghiệp, làm khóa luận hay không. Tùy mục tiêu, nhiều sinh viên phải lên kế hoạch để kiếm điểm rèn luyện.

Một phần bảng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Một phần bảng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Các quy định về đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên được quy định tại thông tư 16 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, các trường đánh giá người học dựa trên: ý thức học tập; chấp hành nội quy; tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao; quan hệ cộng đồng; tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức trong trường hoặc đạt thành tích đặc biệt.

Điểm rèn luyện được tính theo thang 100. Sinh viên đạt từ 90 đến 100 được xếp loại xuất sắc, 80 đến dưới 90 tốt, 65 đến dưới 80 khá, 50 đến dưới 65 trung bình, còn lại là yếu và kém.

Dựa trên quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi trường xây dựng bảng đánh giá chi tiết. Như với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên được đánh giá trên 5 tiêu chí lớn, trong đó gồm nhiều tiêu chí nhỏ với điểm từ -5 đến 8.

Hán Huyền Trang, sinh viên năm hai chuyên ngành Báo ảnh, cho biết một số tiêu chí rất dễ được điểm như đóng học phí, các khoản lệ phí, bảo hiểm y tế đầy đủ; chấp hành quy chế nội - ngoại trú; tham gia tuần sinh hoạt công dân, chấp hành nội quy, các văn bản chỉ đạo.

"Nếu không bị kỷ luật, gần như sinh viên nào cũng được khoảng 68-70 điểm nhờ những phần này", Trang chia sẻ.

Tuy nhiên, để đạt mức điểm cao hơn, sinh viên cần có kết quả học tập cao hơn hoặc phải tích lũy điểm rèn luyện bằng cách tham gia nghiên cứu khoa học; tham gia ban tổ chức các chương trình của khoa, trường; tham gia các câu lạc bộ; hiến máu...

Như kỳ II năm học qua, Trang đạt 83/100 nhờ có điểm học tập xếp loại giỏi và tham gia chương trình tình nguyện "Đền Hùng xanh" trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, có giấy khen của tỉnh Phú Thọ.

Trang cho rằng nếu mục tiêu là điểm rèn luyện, sinh viên cần chú ý tìm hiểu hoạt động nào được tính điểm. Em tham gia nhiều hoạt động do yêu thích, nhưng chỉ một trong số đó được cộng điểm nhờ có chứng nhận của tỉnh.

Các tình nguyện viên hỗ trợ ban tổ chức tại lễ hội Đền Hùng năm 2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Các tình nguyện viên hỗ trợ ban tổ chức lễ hội Đền Hùng năm 2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đình Dũng, sinh viên năm ba ngành Khoa học máy tính, Đại học Bách khoa Hà Nội rất ít tham gia các hoạt động ở trường do tính hướng nội. Tuy nhiên, nếu hai kỳ liên tiếp bị xếp loại yếu kém về rèn luyện (dưới 50 điểm), sinh viên bị cho ngừng học ít nhất một kỳ. Em kiếm điểm rèn luyện bằng cách tham gia một số hoạt động online.

"Nhà trường thường có những hoạt động online như làm bài kiểm tra quy chế, điền khảo sát, lấy ý kiến sinh viên, họp lớp online", Dũng nói. Cộng với điểm GPA loại khá, em được khoảng 65 điểm mỗi kỳ.

Còn với Thanh Tùng, sinh viên năm hai Đại học Sư phạm Hà Nội, tham gia các sự kiện, hội thảo ở trường là cách kiếm điểm hiệu quả.

"Với một số chương trình lớn, trường công khai điểm rèn luyện để sinh viên nắm được và tham gia. Với chương trình khác, từng khoa có quy định riêng. Sinh viên cần chăm đọc thông tin do khoa, trường phát ra để nắm bắt", Tùng nói.

TS Phạm Mạnh Hùng, đại diện Ban Công tác sinh viên, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết để có thể có kết quả rèn luyện tốt, sinh viên cần có kết quả học tập tốt; có ý thức rèn luyện, kế hoạch tham gia các hoạt động; có kết nối với bạn bè, thầy cô, thường xuyên theo dõi kênh thông tin chính thống của trường; tham gia hoạt động và sử dụng các công cụ do trường cung cấp.

Ở mức thấp hơn, để không bị kỷ luật do kết quả rèn luyện kém, sinh viên cần tham gia các hoạt động theo yêu cầu tối thiểu như: họp lớp, sinh hoạt công dân, bài kiểm tra quy chế và cuộc thi tìm hiểu pháp luật online.

"Đây là hoạt động cơ bản, không tốn thời gian", ông Hùng nói. Thông qua hoạt động này, sinh viên sẽ nắm được các thông tin để định hướng học tập và rèn luyện, tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần, đảm bảo khả năng thích ứng, giảm thiểu các tác động bất lợi từ môi trường xung quanh.

Ngoài ra, tùy theo thiên hướng, sinh viên có thể lựa chọn hoạt động hay tổ chức phù hợp để tham gia. Tại Bách khoa Hà Nội, mỗi học kỳ có khoảng 600 hoạt động lớn nhỏ với khoảng 400.000 lượt sinh viên tham gia. Nhà trường có quy trình, hệ thống ghi nhận và theo dõi tình hình hàng ngày.

"Nếu thích thể thao, sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ hay các hoạt động thể thao; muốn nghiên cứu khoa học, trau dồi chuyên môn, các em tham gia câu lạc bộ học thuật, lab nghiên cứu hay hội thảo khoa học. Về kết quả rèn luyện, các hoạt động này đều được ghi nhận như nhau", ông Hùng chia sẻ.

Đại diện Phòng Công tác sinh viên một trường khối Kinh tế cho rằng có nhiều cách để kiếm điểm rèn luyện dễ dàng. Tuy nhiên, không ít sinh viên không quan tâm cho đến khi điểm này ảnh hưởng đến một số lợi ích như học bổng, lưu trú ký túc xá. Nhiều em tìm cách lấy điểm theo hướng chống đối.

"Nếu tham gia các hoạt động phù hợp với sở trường hay ngành học, các bạn vừa có điểm rèn luyện tốt, vừa có thêm kỹ năng, kiến thức phục vụ công việc khi ra trường", cô nói.

*Tên một số nhân vật được thay đổi

Dương Tâm


Nguồn: / Theo Vnexpress

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...