Danh sách bài viết

Sự thật bất ngờ phía sau logo Apple

Cập nhật: 09/02/2024

Thực chất, sự ra đời của logo và tên gọi Apple đơn giản hơn rất nhiều so với các giả thuyết của "giang cư mận" đặt ra.

Apple là một trong những thương hiệu có độ nhận diện cao, với logo "quả táo cắn dở" dễ nhận biết.

Từ khi thành lập năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne, Apple đã một số lần chỉnh sửa logo. Tuy nhiên, đợt thay đổi lớn nhất mới diễn ra một lần sau khi thành lập công ty.

 Logo Apple trên một chiếc MacBook.
Logo Apple trên một chiếc MacBook. (Ảnh: The Verge).

Dù đơn giản và dễ nhìn, lý do các lãnh đạo Apple chọn biểu tượng "quả táo cắn dở" khá phức tạp, từ triết lý khoa học, chế độ ăn uống của Steve Jobs đến các giả thuyết không rõ nguồn gốc. Dù vậy, hầu hết câu chuyện về logo Apple không chính xác.

Logo đầu tiên của Apple

Quả táo xuất hiện trong nhiều giai thoại lịch sử, gồm "trái cấm" mà Eva ăn và chia sẻ với Adam trong Kinh thánh, đến định luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton. Tuy nhiên, logo đầu tiên của Apple không chỉ có trái táo.

Theo Android Authority, logo Apple khi mới thành lập mô tả cảnh Newton ngồi dưới gốc cây, quả táo treo trên cành. Dòng chữ "Apple Computer Co." được viết trên tấm khăn bao quanh khung hình.

 Logo đầu tiên của Apple.
Logo đầu tiên của Apple. (Ảnh: AppleInsider).

Nếu nhìn kỹ, khung hình của logo còn có đoạn trích từ bài thơ The Prelude (Khúc dạo đầu) của William Wordsworth: "Newton... a mind forever voyaging through strange seas of thought... Alone".

Thiết kế của logo trông lỗi thời, thậm chí theo tiêu chuẩn của thập niên 1970. Do đó, không ngạc nhiên khi Apple nhanh chóng thay đổi logo.

Vết cắn và 6 dải màu

Năm 1977, Jobs thuê nhà thiết kế Rob Janoff vẽ logo mới cho Apple. Phiên bản logo này gồm biểu tượng trái táo với vết cắn phía trên.

Khác với logo Apple ngày nay, phiên bản logo trái táo đầu tiên có nhiều màu chia thành 6 sọc ngang, màu xanh trên cùng nghĩa là thân cây.

Nhiều giả thuyết cho rằng dải màu trên logo Apple tượng trưng sự ủng hộ dành cho LGBTQ+, trong khi vết cắn thể hiện lòng tôn kính với Alan Turing - người được xem là cha đẻ của máy tính hiện đại. Ông được phát hiện qua đời do ngộ độc xyanua, với quả táo cắn dở nằm kế bên.

Logo "quả táo cắn dở" với dải 6 màu.
Logo "quả táo cắn dở" với dải 6 màu. (Ảnh: AppleInsider).

Dù vậy, trong cuộc phỏng vấn vào năm 2009, Janoff phủ nhận giả thuyết vết cắn trên logo liên quan đến Turing. Trong khi đó, 6 dải màu thực chất đại diện cho màn hình màu của máy tính Apple II.

Logo "quả táo cắn dở" với 6 màu vẫn được Apple sử dụng trong 20 năm tiếp theo, trước khi Jobs trở lại và thay đổi biểu tượng sang màu đen vào 1998.

Một số giả thuyết khác cho rằng logo Apple có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp, với khu vườn của Hesperides hoặc vườn cây ăn trái của Hera, được cho trồng các loại cây táo ra trái màu vàng mang đến sự bất tử. Tuy nhiên, chưa có đại diện Apple nào xác nhận những "truyền thuyết" này.

Lý do chọn tên Apple

Nhiều giả thuyết ghi rằng tên Apple được Steve Jobs và Steve Wozniak chọn để xếp trước Atari trong danh bạ điện thoại. Dù vậy, lý do thực sự đơn giản hơn nhiều.

Trả lời phỏng vấn trong một buổi họp báo năm 1981, Jobs xác nhận chọn tên công ty là Apple bởi ông thích ăn táo.Thời điểm đó, Jobs theo chế độ ăn kiêng bằng trái cây, và chọn tên Apple sau khi thăm một trang trại trồng táo.

 Các phiên bản của logo "quả táo cắn dở".
Các phiên bản của logo "quả táo cắn dở". (Ảnh: AppleInsider).

"Tôi yêu táo và thích ăn chúng. Tuy nhiên, ý tưởng chính đằng sau Apple là mang đến sự đơn giản cho công chúng theo cách tinh vi nhất, chỉ vậy thôi", Jobs nói.

Với vết cắn trên logo, Janoff giải thích chi tiết ấy nhằm phân biệt đó là quả táo chứ không phải trái khác.

Ông cũng chỉ ra sự trùng hợp ngẫu nhiên khi chữ "bite" ("cắn" trong tiếng Anh) đọc gần giống với "byte" của máy tính. Vết khuyết trên logo còn gắn vừa chữ "a" trong "apple" khi tên thương hiệu xuất hiện cùng biểu tượng trong thời gian ngắn.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.