Danh sách bài viết

Tại sao lớp vỏ Trái đất lại không ổn định

Cập nhật: 26/08/2018

Tại sao lớp vỏ Trái Đất lại không ổn định?

Bạn có biết nghĩa của câu thành ngữ “Tang Hải Thượng Điền” không? Câu thành ngữ này nói rằng: Một vùng biển mênh mông trước đây sau này có thể trở thành ruộng trồng dâu. Cũng có thể cho rằng: trước đây vốn là một cánh đồng phì nhiêu màu mỡ nay biến thành vùng biển mênh mông. Bạn sẽ cho rằng đây là cách nói khuyếch trương nhưng thực ra không phải vậy.

Tại đáy biển ở vùng eo biển Đài Loan, người ta đã phát hiện ra dấu vết của một khu rừng rậm nguyên thuỷ. Điều này chứng minh đảo Đài Loan trước đây nối liền với đại lục; sau này do bị thụt lún trở thành eo biển Đài Loan. Sự thay đổi kiêu “Tang Hải Thượng Điền” này chủ yếu được tạo nên bởi những vận động ở lớp vỏ Trái Đất. Những lớp đá ghập ghềnh khúc khuỷu bị gãy khúc liên tục tại các dãy núi cho thấy hoạt động mãnh liệt của vỏ Trái Đất trong lịch sử địa chất. Hiện tượng động đất và sự phun trào của núi lửa cho chúng ta thấy tận mắt những hoạt động mãnh liệt của vỏ Trái Đất như thế nào. Dùng những biện pháp quan sát hiện đại, các nhà khoa học có thể giám sát từng phút hoạt động của vỏ Trái Đất. Có người sẽ hỏi rằng: tại sao vỏ Trái Đất lại không ổn định?

Người ta phát hiện ra rằng, vỏ Trái Đất vận động theo chiều song song với mặt đất hoặc vuông góc với mặt đất. Vỏ Trái Đất là lớp bên ngoài bao quanh Trái Đất, do các lớp đá cứng cấu thành. Độ dày trung bình vào khoảng 30.000 - 40.000m. Dưới lớp đó là phần trên của lớp giữa quả đất cũng được cấu tạo từ những lớp đá rắn chắc. Hai phần này đều được các nhà địa chất học gọi là “Lớp đá nham thạch”. Vì thế lớp dưới đó là một lớp vật chất có thể thay đổi hình dạng, lưu động địa chất học cho rằng chính do những vận động ở lớp mềm lưu động này đã gây nên những vận động ở vỏ Trái Đất.

Do tính chất vật lý, hoá học khác nhau của vật chất cấu tạo nên lớp mềm lưu động nên chúng thường xuyên phải tiến hành những điều chỉnh cần thiết. Ví dụ những vật ch7; cao, trọng lượng trên một đơn vị thể tích nhỏ sẽ vận động chuyển lên phía trên do bị sôi. Những vật có nhiệt độ thấp, trọng lượng trên một đơn vị thể tích lớn (khối lượng riêng lớn) sẽ vận động hướng xuống phía dưới do bị thu hút xuống dưới. Lớp vật chất chuyển động lên phía trên thì tới bên trên của lớp mềm lưu động sẽ tiếp cận với lớp đá nham thạch và gây nên những vận động trong vỏ Trái Đất.

Khi vỏ Trái Đất vận động, do chịu lực tác động nên phát sinh sự thay đổi hình dạng, sự kéo dãn làm xuất hiện những thung lũng, vết nứt trên mặt đất; lớp này cũng bị ép mạnh, làm cho những lớp đá phát sinh những thay đổi hình dạng kiểu gấp khúc hay gãy gập.

Nguồn: / 0