Danh sách bài viết

Tại sao Marie Curie được chôn cất trong quan tài lót chì?

Cập nhật: 16/08/2023

Marie Curie qua đời do bệnh thiếu máu bất sản vì làm việc với phóng xạ và quan tài của bà sau này được công nhân khai quật phát hiện bên trong là lớp lót chì dày 2,5 mm.

Ngày nay  được nhớ đến với nghiên cứu tiên phong về phóng xạ, không chỉ mang về cho bà hai giải Nobel mà còn được công nhận là "mẹ đẻ của vật lý hiện đại". Nghiên cứu về các nguyên tố phóng xạ polonium và radium để lại một di sản khoa học trường tồn, nhưng chính những chất này cũng tác động lâu dài đến cơ thể bà, IFL Science hôm 25/5 đưa tin.

 Marie Curie cùng chồng, Pierre Curie.
Marie Curie cùng chồng, Pierre Curie. (Ảnh: Wikimedia)

Curie không chỉ là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel mà còn là người phụ nữ duy nhất được trao giải ở hai lĩnh vực khác nhau. Năm 1896, nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel nhận thấy các muối uranium phát ra những tia tương tự tia X ở khả năng xuyên qua vật thể. Curie tìm hiểu công trình của Becquerel như một phần trong luận án. Bà cùng chồng, Pierre Curie, bắt tay vào nghiên cứu. Họ phát hiện radium và polonium, hai nguyên tố phóng xạ mới, vào năm 1898. Kết quả này đã giúp vợ chồng Curie được trao một nửa giải Nobel Vật lý năm 1903. Nửa còn lại thuộc về Becquerel.

Năm 1911, sau bi kịch cá nhân (Pierre Curie mất đột ngột vào năm 1906), Curie được trao giải Nobel Hóa học vì cô lập radium tinh khiết. Bà cống hiến hết mình để nghiên cứu tính chất hóa học của các và ứng dụng của chúng trong y học. Nếu không có nghiên cứu của Curie, các phương pháp điều trị ung thư có thể sẽ không phát triển như ngày nay. Nhưng dù đã phòng ngừa, việc tiếp xúc với các chất này thường xuyên trong thời gian dài vẫn để lại hậu quả cho Marie Curie.

 Mộ của Pierre và Marie Curie trong Điện Panthéon.
Mộ của Pierre và Marie Curie trong Điện Panthéon. (Ảnh: Wikimedia).

Marie Curie qua đời ngày 4/7/1934 do bệnh thiếu máu bất sản vì làm việc với phóng xạ. Đây là bệnh về máu hiếm gặp, xảy ra khi tủy xương không tạo đủ tế bào máu mới để cơ thể hoạt động bình thường. Khi mất, cơ thể bà nhiễm phóng xạ đến mức phải đặt trong quan tài lót chì. Tuy nhiên, không ai biết điều này cho đến năm 1995, khi quan tài của bà được khai quật.

Thời điểm đó, chính quyền Pháp muốn chuyển vợ chồng Curie đến lăng quốc gia - Điện Panthéon - nhằm tôn vinh việc họ đã đóng góp lớn cho khoa học và trở thành biểu tượng trong lịch sử nước Pháp. Nhóm phụ trách khai quật liên hệ với Cơ quan bảo vệ phóng xạ Pháp do lo ngại về phóng xạ còn sót lại và xin hỗ trợ để bảo vệ những công nhân trong nghĩa trang.

Khi nhóm khai quật đến gần mộ của vợ chồng Curie, họ nhận thấy không khí có mức phóng xạ bình thường. Mức này tăng lên khi ngôi mộ được mở ra, dù không nhiều. Mới đầu, quan tài của Marie Curie trông như làm bằng gỗ bình thường. Nhưng khi mở ra, các công nhân phát hiện nó có lớp lót chì dày 2,5 mm.

Các cuộc kiểm tra sau đó cho thấy cơ thể của Marie Curie được bảo quản rất tốt, chỉ nhiễm alpha và beta ở mức độ thấp. Theo tạp chí Journal of British Society for the History of Radiology, điều này có thể do Curie đã thực hiện những bước để hạn chế tiếp xúc với bức xạ về cuối đời.

Tuy nhiên, sau 100 năm, nhiều đồ đạc của bà, bao gồm đồ nội thất, sách nấu ăn, quần áo và những ghi chép trong phòng thí nghiệm vẫn nhiễm phóng xạ mạnh. Một số vật dụng được lưu trữ trong các hộp lót chì tại Thư viện Quốc gia Pháp ở Paris. Khi muốn tiếp cận chúng, người tham quan phải ký giấy miễn trừ trách nhiệm pháp lý và mặc đồ bảo hộ để tránh tiếp xúc với radium-226, đồng vị có chu kỳ bán rã lên tới khoảng 1.600 năm.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.